Viêm tai keo là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không và điều trị ra sao?
Viêm tai keo là bệnh lý về tai có những triệu chứng “ẩn”, rất khó nhận biết. Bệnh dễ nhầm lẫn với viêm tai giữa. Nếu xử lý không đúng có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Vậy, dấu hiệu phân biệt hai bệnh này là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng tham khảo bài viết sau đây của benhtaimuihong.net.
>> Những biến chứng nguy hiểm của viêm tai xương chũm và cách phòng tránh
>> Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh viêm sụn tai
Viêm tai keo là bệnh gì?
Viêm tai keo hay OME (Otistic Media with Effection) là tình trạng tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp lót trong tai giữa, vòi nhĩ và các khoang khí gồm thông bào chũm, mỏm xương đá, thông bào quanh mê nhĩ của xương thái dương do cơ chế dị ứng.
OME là dạng viêm tai “kín đáo” gần như không có triệu chứng. Bệnh còn được biết đến với những cái tên khác như: viêm tai tiết dịch, viêm tai thanh dịch, viêm tai màng nhĩ đóng kín.
Trong các bệnh lý về tai thì đây là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm vì nó “âm thầm” tấn công người bệnh. Bệnh lại còn dễ bị nhầm lẫn với viêm tai giữa, từ đó càng gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị.
Hình ảnh bệnh viêm tai keo
Các triệu chứng thường gặp của viêm bệnh tai keo
Viêm tai keo thường không gây đau trong tai người bệnh. Các triệu chứng thường gặp nhất đó là:
- Các vấn đề về thính giác, như thay đổi âm lượng tivi quá cao hoặc thường hỏi lại khi có người nói chuyện
- Không phản ứng hay chú ý
- Chậm tiếp thu
- Chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ
Phân biệt triệu chứng viêm tai giữa cấp và viêm tai keo
Cả 2 bệnh này đều xảy ra trong không gian tai giữa, vòi nhĩ, các thông bào xương thái dương nhưng viêm tai giữa cấp và viêm tai keo là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau, dù chúng có một số triệu chứng khá tương đồng với nhau.
Viêm tai keo và viêm tai giữa đều xay ra trong không gian của tai giữa
Dấu hiệu rõ ràng nhất để phân biệt 2 dạng này như sau:
- Viêm tai giữa cấp: Bệnh nhân thường có triệu chứng sốt, đau tai, nghe kém. Màng nhĩ phù nề, sưng đỏ; niêm mạc hòm tai phù nề, tiết dịch; vi khuẩn xâm nhập tạo mủ.
Màng tai xung huyết, màu đỏ, muộn hơn sẽ thấy màng tai sưng phồng dầy cộp, mất hết các mốc giải phẫu của bóng cán xương búa hoặc tai thủng màng nhĩ do mủ từ tai giữa đã tự phá ra ống tai ngoài.
- Viêm tai keo: Màng tai mất bóng sáng, dày, mất độ lõm sinh lý, kém di động, có thể sưng phồng và dày cộp, có màu hồng, xám, xanh hay vàng úa. Có múi nước hoặc xẹp dính vào đáy hòm tai giữa. Keo đặc màng tai dày cộp như mo cau với màu sáp ong.
Khi viêm tai keo nhiêm khuẩn màng tai phồng dày và có thể trở thành viêm tai giữa cấp.
Các nguyên nhân gây viêm tai keo
Viêm tai keo xảy ra ở trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng, miễn dịch kém: khi vòi nhĩ bị tắc hoặc lớp niêm mạc của tai giữa sản xuất ra quá nhiều dịch. Điều này khiến cho dịch tích tụ trong tai giữa.
Viêm tai keo thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm tai. Khoảng 10% trẻ nhỏ vẫn bị chảy dịch trong tai 3 tháng sau khi hết nhiễm trùng.
Với trẻ nhỏ bị hở hàm ếch, các vòi nhĩ không mở đúng cách khi nuốt, khiến dịch không thể thoát khỏi đó. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều trẻ bị hở hàm ếch sẽ phát triển thành viêm tai keo.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc viêm tai keo
Bệnh lý viêm tai keo còn liên quan đến chứng trào ngược thực quản, dịch nhiễm khuẩn thức ăn có thể trào vào tai giữa qua vòi Eustachian, làm tăng tính viêm nhiễm, làm cho bệnh kéo dài khó dứt.
Viêm tai keo có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh
Viêm tai keo thường xảy ra ở trẻ nhỏ bởi trẻ. Bệnh có triệu chứng lâm sàng, khó phát hiện nếu không dùng các phương pháp nội soi, đo thính lực và chức năng vòi nhĩ. Vì thế nên đây là bệnh nguy hiểm, diễn biến bệnh âm thầm làm ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ, khả năng học tập cũng như thính lực của trẻ.
Dịch tích tụ có thể ảnh hưởng tam thời tới thính lực của trẻ. Nếu viêm tai keo không được điều trị và theo dõi đúng cách, thì cũng hiếm khi gây tổn thương lâu dài cho thính lực của trẻ.
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy nếu tình trạng này diễn ra quá lâu trong giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ, nó có thể ảnh hưởng tới cách trẻ nghe và nói chuyện. Điều này có thể dẫn tới:
- Các vấn đề với ngôn ngữ nói và viết
- Các vấn đề về hành vi như hiếu động thái quá và thiếu chú ý
Các vấn đề này có thể tiếp tục trong những năm thiếu niên sau đó.
Phương pháp chẩn đoán viêm tai keo
Để chẩn đoán chính xác xem là bạn mắc bệnh gì, bác sĩ sẽ kiểm tra tai của bạn bằng kính soi tai.
Bên cạnh đó, bạn có thể phải làm các xét nghiệm cần thiết khác để kiểm tra màng nhĩ và thính lực. Những điều này phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Cách điều trị bệnh viêm tai keo
Sau khi khám, bác sĩ sẽ kê thuốc cũng như dự kiến phương án điều trị. Thông thường, người bệnh sẽ được hẹn lần khám kiểm tra tiếp theo trong khoảng 3 tháng. Tại lần khám tiếp theo, bác sĩ sẽ quyết định xem là bạn có cần phẫu thuật để hút dịch hay là dịch đã tự thoát hết.
Điều trị phẫu thuật chứng viêm tai keo như thế nào?
Nếu bệnh không tự khỏi, người bệnh có thể cần làm phẫu thuật để hút dịch. Các điều trị thông thường đó là sử dụng phương pháp đặt ống.
Điều trị viêm tai keo bằng phương pháp đặt ống
Phẫu thuật viêm tai keo phổ biến nhất là đặt các ống vào trong tai của người bệnh. Bác sĩ phẫu thuật sẽ gây mê toàn thân cho người bệnh để đặt ống dẫn thoát nhỏ qua màng nhĩ.
Ống này sẽ giúp thoát dịch. Thính lực của bệnh nhân sẽ được cải thiện ngay sau đó. Cần đeo các loại nút tai đặc biệt để ngăn nước không chảy sâu vào tai.
Khi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ?
Lên lịch hẹn khám với bác sĩ nếu:
- Em bé hoặc trẻ nhỏ không đáp ứng với các tiếng ồn lớn đột ngột
- Em bé không phản ứng với tên của mình khi được 12 tháng tuổi
- Trẻ bị đau tai
- Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm
- Bạn có những băn khoăn hay lo ngại khác.
Những điều cần lưu ý về bệnh viêm tai keo
Dưới đây là những điều bạn cần hiểu đúng về bệnh viêm tai keo để có hướng điều trị thích hợp:
- Viêm tai keo là hiện tượng dịch tích tụ trong khoảng không gian sau màng nhĩ của trẻ
- Viêm tai keo thường do tắc ống thoát dịch ra khỏi tai, thường xảy ra sau khi bị viêm tai.
- Nếu viêm tai keo kéo dài trong thời thơ ấu, nó có thể ảnh hưởng tới cách học lắng nghe và nói chuyện của trẻ.
- Viêm tai keo thường tự biến mất. Nếu không, trẻ cần phải làm phẫu thuật để hút dịch. Hầu hết trẻ sẽ tự hết các biến chứng do viêm tai keo. Khi trẻ lớn lên, vòi nhĩ phát triển theo và dịch sẽ có nhiều khoảng trống để thoát ra khỏi tai giữa.
- Trẻ sẽ không bị viêm tai keo sau 8 tuổi.
- Nếu bạn lo ngại về thính lực hay ngôn ngữ của trẻ, hãy tới gặp bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai keo. Bạn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách: giữ gìn vệ sinh tai, không để nước bẩn xâm nhập vào tai, không dùng vật nhọn để chọc, ngoáy tai… Hãy bảo vệ con chống lại căn bệnh viêm tai keo nguy hiểm này nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!