Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tai ngoài ở trẻ em là một trong những bệnh mà trẻ dễ mắc phải do cấu trúc tai còn chưa hoàn thiện. Cha mẹ cần phát hiện sớm những triệu chứng của căn bệnh này để bé không gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Nếu bé bi viêm tai ngoài thì cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân của chứng viêm tai ngoài ở em
Nguyên nhân chính gây ra viêm tai ngoài ở trẻ em là do 1 loại vi khuẩn sống trong môi trường đất và nước xâm nhập vào tai và gây viêm.
Để tạo môi trường và điều kiện cho loại vi khuẩn nói trên xâm nhập vào tai bé, có 1 số tác nhân góp phần không nhỏ:
- Ngoáy tai cho trẻ bằng các dụng cụ vệ sinh tai cứng, chưa được khử trùng, dễ gây xước tai làm vi khuẩn từ ráy tai theo đó tấn công vào tai gây viêm.
- Nước bẩn, xà phòng… còn đọng trong tai sau khi tắm hay khi trẻ đi bơi về cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển.
- Một số bệnh ngoài da như viêm da hay vảy nến cũng có thể là tác nhân gây viêm.
Khi vệ sinh tai cho trẻ, nếu làm không đúng cách sẽ khiến ống tai của con tổn thương, gây viêm
Những dấu hiệu để phát hiện viêm tai ngoài ở trẻ
Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự bảo vệ tai nên rất dễ vô tình làm tai bị tổn thương gây viêm. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải quan sát và theo dõi các biểu hiện của trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu lạ liên quan tới tai thì cần thiết đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị kịp sớm. Một số dấu hiệu viêm tai ngoài thường hay gặp ở trẻ:
- Trẻ thấy trong tai đau và ngứa, tai và ống tai sưng lên làm trẻ thất vô cùng khó chịu.
- Trẻ khóc khi bị chạm hay sờ vào tai, khi nhìn vào tai thấy tai sưng đỏ, đồng thời có thể kèm theo mủ
Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em nếu viêm nhiễm nặng gây nên bởi vi khuẩn có thể gây đau đớn, tai chảy mủ tai và làm giảm thính lực ở trẻ.
Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn uống thuốc cũng như cách nhỏ tai cho trẻ và chế độ chăm sóc phù hợp nhất.
Phát hiện sớm những dấu hiện của viêm tai ngoài sẽ giúp trẻ được điều trị nhanh chóng hơn
Điều trị chứng viêm tai ngoài ở trẻ em
Để chữa trị cũng như ngăn ngừa chứng viêm tai ngoài ở trẻ, các bạn có thể làm theo những cách dưới đây:
- Khi trẻ có dấu hiệu viêm tai ngoài, cần mau chóng đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp chữa trị thích hợp.
- Những trường hợp viêm tai ngoài ở trẻ em gây đau sốt có thể dùng thuốc giảm đau tê acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen
- Có thể dùng một số loại thuốc để nhỏ tai, điều trị tại chỗ cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo chỉ định của bác sĩ để có loại thuốc và liều lượng thích hợp nhất.
Lưu ý: Sau khi thuốc nhỏ tai cho trẻ, để thuốc ngấm rồi dùng bông gòn thấm cho tai khô để bảo vệ tai được an toàn. Thao tác này cần làm nhẹ nhàng, tránh để tai trẻ bị tổn thương, viêm nhiễm thêm
Bạn có thể dùng thuốc Tây y để nhỏ tai cho trẻ
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng 1 số cách chữa viêm tai ngoài tại nhà như:
- Các mẹ có thể dùng khăn mặt sau đó rửa bằng nước ấm và vắt sạch nước để lau tai bé, sau đó nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào tai bé. Đối với những trẻ có ráy tai khô thì các mẹ nên thay nước muối sinh lý bằng oxy già.
- 3 – 5 nhánh tỏi tươi, đập dập băm nhỏ để khoảng 15 phút. Sau đó cho vào chén nhỏ và đổ thêm 1 ít nước ấm để ngập tỏi. Để khoảng 3 phút rồi lấy bông ngoáy tai thấm nước tỏi. Sau đó lau xung quanh tai, lau cả ống tai ngoài và vành tai ngoài cho bé bằng nước tỏi. Thực hiện ngày 3 lần. Liên tiếp thực hiện trong vòng 1 tuần Viêm tai ngoài ở trẻ em sẽ khỏi.
- Làm ấm dầu ô liu rồi nhỏ 2-3 giọt vào vị trí viêm tai ngoài ở trẻ. Sau đó lấy bông che tai bé lại trong khoảng 10 phút thì bỏ bông ra khỏi tai bé.
Phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ như thế nào?
Để phòng tránh bệnh viêm tai ngoài cho bé, bạn cần lưu ý:
- Sau khi trẻ tắm hay bơi thì cần lau thật khô tai trẻ, tránh vi trùng xâm nhập vào gây tai
- Chỉ vệ sinh tai bằng những dụng cụ an toàn và tiệt trùng; tránh dùng những vật cứng hay sắc nhọn, không được đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế để bé đưa tay ngoáy tai hoặc đưa các dị vật vào trong tai
- Khi bé có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa trẻ tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhất
Trên đây là một số kiến thức về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn có nhiều sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!