Bệnh viêm tai giữa xung huyết và cách điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa xung huyết hay còn được gọi là viêm tai giữa cấp tính xuất tiết. Đây là một trong các dạng viêm tai thường gặp và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này, biểu hiện của bệnh ra sao và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Viêm tai giữa xung huyết là bệnh gì?
Bệnh viêm tai giữa xung huyết hay chính là viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch rỉ, là một trong các dạng viêm tai giữa cấp thường gặp và xếp cùng loại với viêm tai gữa cấp tính không có mủ.
Viêm tai giữa xung huyết thuờg ít được phát hiện vì dấu hiệu bệnh đơn giản và dễ nhầm với viêm đường hô hấp trên. Nếu bệnh không có các biện pháp chữa trị kịp thời và tích cực thì có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Nguyên nhân nào gây viêm tai giữa xung huyết?
Viêm tai giữa xung huyết thường gây ra bởi viêm vòm mũi họng.
Viêm tai giữa xung huyết là bệnh thường gặp ở trẻ em
Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em do hệ thống tai chữa hoàn thiện nên các bệnh như viêm mũi, viêm amidan lan vào vòi nhĩ, làm tắc vòi gây ra xuất tiết hòm nhĩ và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, nhưng vi khuẩn thường có độc tố thấp nên ít dẫn tới tình trạng viêm mủ.
Triệu chứng khi mắc viêm tai giữa xung huyết
Ta có thể nhận thấy các biểu hiện của viêm tai giữa xung huyết thông qua các triệu chứng bên ngoài cũng như khi được chẩn đoán bằng phương pháp soi tai. Cụ thể như sau:
Về dấu hiệu cơ năng:
– Bệnh nhi thấy đau tai, đôi khi đau nhói trong ít phút, đau sâu phía trong ống tai hoặc đau lan xuống hàm dưới.
– Tai thấy ù cùng sức nghe giảm nhưng dấu hiệu thường không có hoặc có rất ít không làm cho bệnh nhân để ý.
Về dấu hiệu thực thể:
– Khi soi tai thấy màng nhĩ hồng hơn so với bình thường, màng nhĩ lõm, đồng thời trong hòm nhĩ có ít dịch….
Bệnh viêm tai giữa xung huyết diễn biến trong thời gian ngắn, nhất là khi trẻ bị viêm mũi, viêm amidan thì hiện tượng đau xuất hiện trở lại. Một vài trường hợp bệnh có thể chuyển biến thành viêm tai giữa cấp tính có kèm theo mủ.
Hình ảnh của viêm tai giữa xung huyết
Điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết
Để chữa viêm tai giữa xung huyết cần thực hiện điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.
Điều trị tại chỗ:
Quan trọng nhất là việc tiến hành điều trị tác nhân gây bệnh như: viêm mũi, viêm xoang bằng các biện pháp như nhỏ mũi, khí dung mũi xoang, thông vòi nhĩ nếu phát hiện thấy có hiện tượng tắc vòi hoặc chỉ định nạo amidan, phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, cắt cuốn mũi dưới quá phát,… tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Tại mũi: Lúc này người bệnh sẽ được bác sĩ cho uống thuốc chống xung huyết, co mạch, giảm phù nề và thuốc nhỏ mũi .
- Tại tai: Sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ.
Điều trị viêm tai ở trẻ em phải tuân theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị toàn thân:
Nguời bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, hạ sốt hoặc tiêm dựa vào các kết quả điều tra loại vi khuẩn gây bệnh cho viêm tai giữa cấp.
Lưu ý dùng thuốc chống viêm hoặc kháng viêm với liều tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình hình bệnh lý hiện tại của bạn mà bác sĩ sẽ kê thêm thuốc phù hợp
Để chữa trị bệnh viêm tai giữa xung huyết hữu hiệu và nhanh chóng nhất, bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tới các bệnh viện tai mũi họng định kỳ để khám và theo dõi tình hình diễn biến của bệnh để có hướng xử lý thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!