Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị viêm tai giữa để điều trị bệnh tốt nhất
Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị cẩn thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định thì nhiều người bệnh thắc mắc viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì để quá trình điều trị nhanh chóng hơn. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.
Viêm tai giữa là một căn bệnh mà cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể khiến cho người bệnh phải đối mặt với những nguy hiểm không đáng có.
Bên cạnh việc tích cực điều trị, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thực đơn hàng ngày. Chúng sẽ quyết định xem việc điều trị của bạn nhanh chóng hay dai dẳng, thậm chí có thể làm cho bệnh của bạn trở nên nặng hơn.
Mời bạn đọc tham khảo chế độ ăn uống cho người bị viêm tai giữa dưới đây để giúp cải thiện bệnh tốt hơn.
Viêm tai giữa nên ăn gì?
Nói chung, người bị viêm tai giữa nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, những nhóm thức ăn dưới đây đặc biệt tốt cho người bị viêm tai giữa:
Người bị viêm tai giữa nên ăn nhiều rau xanh
– Tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ, đồng thời phòng tránh hậu quả ù tai vì thiếu khoáng tố này, nhất là ở người có tiền căn thiếu máu. Nên ăn các loại rau như: rau dền, rau muống cung cấp nhiều chất sắt, chất xơ cho cơ thể.
– Nên tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm có chứa vitamin C như: cải xoăn, mù tạt xanh, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, cải bruxen, kiwi, đu đủ… Những thực phẩm này giúp vết thương mau liền, hạn chế sự viêm nhiễm.
– Thay thế mỡ lợn bằng dầu hướng dương hay dầu thực vật khi xào nấu để ngăn ngừa tình trạng viêm tai xương chũm nhờ sinh tố D và E trong dầu.
– Gan bò, cà rốt hay cà tím xào mềm bổ sung vitamin A, đồng thời tăng cường thính lực cũng như bảo vệ lớp niêm mạc lót trong loa tai.
– Lựa chọn cá biển, rong biển thuốc tảo spirulina trong thực đơn hàng ngày để cung cấp iốt làm tăng tiến trình hồi phục.
Bị viêm tai giữa nên ăn nhiều cá biển
– Ăn lạc luộc để tăng cường khoáng tố kẽm, chất thường thiếu trong cơ thể của người có cơ tạng thuộc nhóm dễ hay chóng mặt.
– Nên ăn các thực phẩm được chế biến dưới dạng luộc, nấu. Nên ăn các thực phẩm mềm.
Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm trên đây, cộng thêm việc điều trị đúng cách, còn gì phải lo lắng về bệnh tật nữa.
Viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Như đã trình bày, việc ăn uống không đúng có thể khiến bệnh tình của bạn dai dẳng, nặng hơn và khó chữa hơn. Chính vì vậy, người bị viêm tai giữa phải tuyệt đối tránh những nhóm thực phẩm dưới đây:
– Không nên ăn những món cứng, dai hoặc nhai kẹo cao su. Điều này khiến cơ hàm phải vận động nhiều, làm ảnh hưởng tới quá trình phục hồi bệnh viêm tai giữa.
Viêm tai giữa nên kiêng bánh mì
– Hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng đường huyết một cách đột ngột. Ví dụ các món có nhiều đường cát hoặc tinh bột như chè, bánh ngọt, đặc biệt là bánh mì. Bởi khi đó cơ thể sẽ giải phóng nội tiết tố insulin nhiều hơn bình thường để hạ đường huyết. Điều này sẽ làm người bệnh bị choáng.
– Không nên dùng các loại trái cây sấy khô như mít, chuối… Ngoài việc có nhiều đường, chúng thường rất cứng nên dễ gây ra tình trạng tổn thương loa tai. Bên cạnh đó, chà là khô là một thực phẩm có tác dụng giảm đau nhưng ăn quá nhiều sẽ gây choáng ở người bệnh.
– Không nên ăn quá nhiều cam thảo vì nó có chứa chất khiến tăng huyết áp, gây hiện tượng ù tai, ảnh hưởng đến mạng lưới tuần hoàn vi mạch ở loa tai.
– Không dùng thực phẩm xào hoặc chiên rán quá nhiều dầu mỡ, vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng sự đau đớn.
– Những loại thức ăn cay, nóng không tốt cho bệnh nhân muốn điều trị bệnh viêm tai giữa. Việc sử dụng loại thức ăn này sẽ khiến tai bị ù, không nghe rõ. Đặc biệt, các loại gia vị cay như mù tạt, ớt, tiêu,… sẽ gây đau nhức tai, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thức ăn chiên rán không tốt cho người bị viêm tai giữa
– Tránh sử dụng thuốc lá, bia rượu trong khi điều trị. Các chất kích thích như cồn, caffein, nicotin có chứa trong thuốc lá, rượu, cà phê… sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, vận chuyển và sự lưu thông máu đến các động mạch, dây thần kinh trong tai khiến chứng viêm nặng nề hơn. Thậm chí có gây ra những triệu chứng như ù tai, điếc đột ngột đồng thời khi bị viêm tai giữa.
Những lưu ý khác về chế độ sinh hoạt cho người bị viêm tai giữa
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên lưu ý những điều sau trong sinh hoạt hàng ngày để giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn:
- Không tự ý dùng thuốc bôi, đắp bên ngoài để tránh làm tình trạng nhiễm trùng càng trầm trọng hơn.
- Chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai khi có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Vệ sinh vùng tai sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm lan ra ngoài dẫn đến viêm ống tai và gây điếc dẫn truyền.
- Không dùng tăm bông hoặc các vật cứng cho vào tai để lấy mủ, ráy tai ra ngoài. Điều này có thể gây tổn thương tai, dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm vùng thủng màng nhĩ rộng hơn.
- Nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, sinh hoạt lành mạnh, tránh để đầu óc căng thẳng hay stress.
Trên đây là những thông tin về chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bị viêm tai giữa. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có câu trả lời cho việc viêm tai giữa ăn gì và kiêng ăn gì. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!