Viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là một bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời phát hiện sớm các triệu chứng và mang bé đến bệnh viện để điều trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về căn bệnh này.

Viêm tai giữa cấp là bệnh gì?

Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa, có đợt bùng phát nhanh và ngắn với các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tai giữa, kèm đó là dấu hiệu trong tai giữa có dịch.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp thường gặp là do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ. Nhiễm siêu vi vòm mũi họng dẫn đến viêm phù nề vòi nhĩ cũng là tác nhân gây viêm tai giữa cấp.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mũi và họng được nối với nhau thông qua ống Eustachian. Thông qua đường ống này, vi khuẩn có thể từ họng xâm nhập dễ dàng vào khu vực tai trong. Chất lỏng ở tai giữa lại rất dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn trong họng và mũi.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Cấu tạo ống tai của trẻ

Ở trẻ sơ sinh, viêm tai giữa thường do một số vi khuẩn gam âm như Escheria coli, enteroccocci… gây nên. Nhiều trẻ em có ống Eustachian hẹp thì càng dễ dàng bị viêm tai giữa cấp hơn nữa.

Biểu hiện khi trẻ bị viêm tai giữa cấp

Triệu chứng bệnh tùy theo lứa tuổi mà có những biểu hiện khác nhau:

  • Ở trẻ nhỏ sơ sinh các biểu hiện thường không rõ ràng, có khi chỉ là quấy khóc, bỏ bú hay khó chịu, bứt rứt.
  • Ở những trẻ em lớn hơn thường có sốt, có thể kèm với viêm hô hấp trên. Trẻ thấy đau tai nên thường kéo tai, thấy cảm giác đầy trong tai, trong tai có dịch. Ngoài ra có một số triệu chứng khác như ù tai, chóng mặt buồn nôn, mất thăng bằng… Sức nghe ở trẻ giảm.

Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Dưới đây là 5 triệu chứng cụ thể, rõ ràng nhất của bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em:

  • Sốt cao do viêm tai: Trẻ sốt đến 39 – 40 đọ C, nôn trớ, hay quấy, có thể xảy ra co giật
  • Chất dịch trong tai ứ đọng: Chất dịch trong tai tồn đọng lâu khó lấy ra sẽ ép lên màng nhĩ gây đau đớn. Trẻ có thể sẽ kéo mạnh vào tai, khóc nhiều.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một biểu hiện của bệnh viêm tai giữa cấp là trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, đồng thời là sốt cao
  • Mất khả năng nghe tạm thời: Trẻ tự dung mất phản ứng khi được gọi, hoặc không phản ứng với âm thanh yếu. Đôi khi, do nghe không rõ, trẻ bật tivi to hơn bình thừng, nói to và tự dung mất tập trung khi đang học trong lớp
  • Triệu chứng khác: Một số triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cùng với là ho, sổ mũi… cũng có thể là biểu hiện của viêm tai giữa dạng nhẹ, các bạn không nên coi thường.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm với khả năng nghe của trẻ.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể thủng nhĩ chảy mủ, nếu để lâu bệnh sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới thính giác, gây điếc tạm thời hoặc thậm chí là tổn thương tai vĩnh viễn.

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em như thế nào?

Trước hết, khi bé có các dấu hiệu viêm tai giữa cấp nói trên, cha mẹ có thể:

  • Dùng thuốc nhỏ tai dạng tê để giảm đau cho các bệnh nhi nếu các bé thấy đau nhiều và tai chưa thủng màng nhĩ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu phát hiện thấy có dịch trong tai của các bé, người lớn cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để điều trị và làm sạch tai.
  • Khi trẻ bị ho, sốt, đau họng… có thể là do bệnh biến chứng, cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện để thăm khám chính xác và phòng ngừa.

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp

Tất cả các phương pháp tự điều trị tại nhà đều không được khuyến cáo. Bạn nên đưa bé tới các cơ sở y tế để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em bằng cách nào?

Để phòng tránh căn bệnh quái ác này cho trẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.
  • Cần đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
  • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
  • Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
  • Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi, họng.
  • Tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em. Hãy luôn bảo vệ bé để phòng tránh cho con căn bệnh nguy hiểm này bạn nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo