Nasonex chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng có tốt không? Tác dụng phụ, liều dùng và giá bán

Nasonex là một loại thuốc xịt mũi hỗ trọ điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Liều dùng thuốc cụ thể ra sao? Thuốc xịt mũi Nasonex có tốt không? Giá bao nhiêu? Người bệnh có thể mua thuốc tại đâu? Mọi thông tin về loại thuốc này sẽ được benhtaimuihong.net tổng hợp qua bài viết sau.

>> Thuốc xịt mũi Flixonase giá bao nhiêu? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

>> Thuốc xịt mũi Hadocort có tốt không? Liều lượng và cách sử dụng

Nasonex là thuốc gì? Thành phần của thuốc

Nasonex là một loại thuốc xịt mũi dạng bình bơm phân liều bằng tay. Nó ngăn chặn việc giải phóng các chất trong cơ thể gây viêm.

Thành phần chính của thuốc là mometasone furoate monohydrate. Mỗi lần ấn bơm cung cấp khoảng 100mg hỗn dịch mometasone furoate monohydrate tương đương 50mg mometasone furoate.

Trong thuốc xịt mũi Nasonex còn chứa các loại tá dược như: Cellulose, glycerol, natri citrate dihydrate, citric acid monohydrate, benzalkonium chloride, polysorbate 80, phenylethyl alcohol và nước tinh chế.

Bên cạnh đó là một số chất bảo quản như: Benzalkonium chloride 0,2 mg/g và phenylethyl alcohol 2,5 mg/g.

Sản phẩm thuốc xịt mũi Nasonex được đóng gói với liều lượng 60 liều xịt trong một hộp.

Thuốc xịt mũi Nasonex

Thuốc xịt mũi Nasonex

Dược lý và dược động học của thuốc Nasonex

Mometasone furoate dạng xịt mũi sinh khả dụng toàn thân không đáng kể (<= 0,1%) và nói chung không phát hiện được trong huyết tương.

Hỗn dịch mometasone furoate hấp thụ rất kém bởi đường tiêu hóa. Một lượng nhỏ có thể được nuốt và hấp thụ qua quá trình chuyển hóa trước khi thải trừ theo nước tiểu và mật.

Qua các nghiên cứu cho thấy: Nasonex cho thấy có tác dụng kháng viêm ở cả những trường hợp phát hiện triệu chứng viêm mũi dị ứng sớm hay muộn. Nó có thể giảm histamin và các bạch cầu ưa eosin, bạch cầu trung tính và các protein kết dính tế bào biểu mô.

Tác dụng của thuốc xịt mũi Nasonex

Như đã trình bày ở phần trên, Mometasone furoate là một corticosteroid sử dụng tại chỗ với tác dụng kháng viêm. Do đó, thuốc Nasonex được dùng khi các thuốc điều trị toàn thân không phát huy tác dụng.

Nhờ cơ chế giảm viêm, tiêu sưng ở đường mũi, thuốc Nasonex được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa và quanh năm như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa, hắt hơi… Thuốc cũng được dùng để điều trị polyp mũi.

Chỉ định

Nasonex được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Thuốc cũng được chỉ định trong các trường hợp viêm xoang, viêm xoang cấp tính hoặc Polyp mũi.

Các bệnh nhân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng theo mùa ở cấp độ trung bình đến nặng cũng được khuyên sử dụng thuốc xịt mũi Nasonex từ 2 – 4 tuần trước khi mùa phấn hoa bắt đầu.

Chống chỉ định

Không sử dụng Nasonex với các bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh.

Chống chỉ định thuốc Nasonex

Chống chỉ định thuốc Nasonex

Thận trọng, cảnh báo khi dùng thuốc Nasonex

Khi sử dụng thuốc xịt mũi Nasonex, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nasonex không được dùng khi có các nhiễm trùng khu trú không được điều trị ở niêm mạc mũi.
  • Vì tác dụng ức chế việc lành vết thương của các corticosteroid, các bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticosteroid đường mũi cho tới khi lành.
  • Các bệnh nhân dùng Nasonex để điều trị trong vài tháng hoặc dài hơn phải được kiểm tra định kỳ về các thay đổi có thể có ở niêm mạc mũi. Nếu xuất hiện nhiễm nấm khu trú ở mũi hoặc họng, hãy ngừng sử dụng Nasonex hoặc yêu cầu điều trị thích hợp. Kích ứng mũi họng dai dẳng cũng có thể là một chỉ định để ngưng dùng Nasonex.
  • Thận trọng khi dùng Nasonex cho bệnh nhân bị nhiễm trùng lao đường hô hấp hoặc nhiễm trùng virus, vi khuẩn, nấm toàn thân chưa được điều trị hoặc herpes simplex ở mắt.
  • Các bệnh nhân chuyển từ sử dụng dài hạn các corticosteroid đường toàn thân sang dùng Nasonex cần được theo dõi cẩn thận.
  • Các bệnh nhân dùng corticosteroid mà đã bị ức chế miễn dịch phải cẩn thận vì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như thủy đậu, sởi… Hãy xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng để có kết luận chính xác nhất.

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Đối với phụ nữ có thai, hiện tại chưa có nghiên cứu đầy đủ về sự ảnh hưởng của thuốc Nasonex đến thai nhi. Tuy nhiên, sau khi thử liều khuyến cáo lâm sàng tối đa cho bệnh nhân, nồng độ mometasone trong huyết tương là không đo được. Như vậy chứng tỏ, sự tiếp xúc của thai nhi với thuốc là không đáng kể và khả năng gây độc qua nhau thai là rất thấp.

Thận trọng khi dùng thuốc Nasonex cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Thận trọng khi dùng thuốc Nasonex cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Mặc dù vậy, cũng giống như việc sử dụng các chế phẩm corticosteroid khác, người bệnh, nhất là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chỉ nên dùng Nasonex khi lợi ích lớn hơn là những nguy hiểm tiềm tàng cho mẹ, thai nhi và trẻ nhỏ.

Khi mẹ trong thời kỳ mang thai có sử dụng thuốc Nasonex, trẻ sơ sinh cần được theo dõi kỹ về chứng suy thượng thận.

Tương tác thuốc

Hiện tại chưa có nhiều các nghiên cứu về tương tác giữa Nasonex và các loại thuốc khác. Theo một số kết quả cho thấy, chất mometasone furoate trong thuốc Nasonex chủ yếu và được chuyển hóa qua gan.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã khẳng định vai trò chính của cytochrome CYP 3A4 trong quá trình chuyển hóa hợp chất này. Dùng đồng thời với ketoconazol – một chất ức chế CYP 3A4 mạnh, có thể làm tăng nồng độ của mometasone furoate trong huyết tương.

Tác dụng phụ của thuốc Nasonex

Các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Nasonex bao gồm:

  • Chảy máu cam (bao gồm chảy máu, niêm mạc nhuốm màu máu và có vết máu lốm đốm (8% các trường hợp sử dụng thuốc gặp tác dụng phụ này)
  • Viêm họng (4%)
  • Rát mũi và kích ứng mũi (2%)

Tác dụng phụ của thuốc Nasonex

Tác dụng phụ của thuốc Nasonex

  • Trong khi chuyển từ dùng corticosteroid đường toàn thân sang dùng Nasonex, vài bệnh nhân có thể bị các triệu chứng của việc ngưng dùng các corticosteroid tác dụng toàn thân (ví dụ đau khớp và/hoặc đau cơ, mệt mỏi và bắt đầu suy nhược). Tuy nhiên các triệu chứng đó sẽ thuyên giảm và người bệnh vẫn có tiếp tục việc trị liệu với Nasonex.
  • Sự chuyển thuốc như vậy cũng có thể làm bộc lộ các tình trạng dị ứng tồn tại từ trước như viêm kết mạc dị ứng và eczema đã bị ức chế trước đó bởi trị liệu với corticosteroid đường toàn thân.
  • Sau khi dùng các corticosteroid phun vào mũi, các trường hợp cá biệt thủng vách ngăn mũi hoặc tăng áp suất nội nhãn đã được báo cáo là rất hiếm.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Nasonex

Dưới đây là những khuyến cáo của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc. Để có liều dùng chính xác và phù hợp nhất với thể trạng của bạn, hãy xin ý kiến chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng thuốc xịt mũi Nasonex cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên

  • Viêm mũi dị ứng:

Người lớn (bao gồm cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều khuyến cáo thông thường để điều trị viêm mũi dị ứng là 2 lần xịt (50 mg mỗi lần xịt) vào mỗi bên mũi (tương đương tổng liều 200 mg).

Chỉ khi các triệu chứng được kiểm soát, có thể giảm liều xuống 1 lần xịt cho mỗi bên mũi (tổng liều 100 mg). Nên giảm liều sau khi đã kiểm soát được các triệu chứng. Sau 12 giờ điều trị, thuốc bắt đầu phát huy tác dụng đáng kể.

  • Polyp mũi và viêm xoang cấp:

2 lần xịt (50mg/ lần) cho mỗi bên mũi. Thực hiện 2 liều mỗi ngày (tổng liều: 400mg/ ngày). Khi đã kiểm soát tốt triệu chứng, giảm liều xuống 2 lần xịt mỗi bên mũi/ 1 ngày (tổng liều: 200mg/ ngày). Có thể tăng liều lên 800mg/ ngày nếu không kiểm soát được các triệu chứng.

Liều dùng thuốc Nasonex

Liều dùng thuốc Nasonex

Liều lượng sử dụng Nasonex cho trẻ từ 2 – 11 tuổi

Liều khuyến cáo để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ từ 2 – 11 tuổi là 1 lần phun (50mg mỗi lần xịt) vào mỗi bên mũi 1 lần mỗi ngày (tương đương tổng liều là 100mg).

Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt mũi Nasonex

Lưu ý: Sau khi mở lọ thuốc Nasonex lần đầu tiên, người bệnh cần bơm thuốc ra bên ngoài 6 – 7 lần để thuốc xịt đồng đều. Nếu không dùng bơm xịt trong 14 ngày hoặc lâu hơn, phải mồi lại bơm trước khi dùng lần tiếp theo. Lắc kỹ lọ thuốc trước mỗi lần dùng.

Để sử dụng thuốc xịt mũi Nasonex, đầu tiên, người bệnh cần giữ đầu thẳng, đưa đầu thuốc vào một bên mũi. Sau đó, bạn hít vào một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng đồng thời phun thuốc vào mũi. Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.

Không nên xì mũi ít nhất một vài phút sau khi xịt. Người bệnh chỉ nên phun thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nếu lỡ phun hoặc bị dính thuốc vào mắt, miệng hoặc da, hãy rửa sạch lại với nước ngay lập tức.

Trường hợp quá liều phải làm thế nào?

Chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào sử dụng quá liều thuốc Nasonex và có biểu hiện khác thường đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng đúng liều quy định, tránh dùng quá liều dễ gây những tác dụng phụ không mong muốn.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, để Nasonex ở phòng dưới 25oC. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Thuốc Nasonex có tốt không?

Thuốc Nasonex có tốt không?

Thuốc xịt mũi Nasonex có tốt không?

Đây là loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng tương đối tốt. Tuy nhiên, những tác dụng phụ của Nasonex là khá nhiều dù nó không quá nguy hiểm.

Bên cạnh đó, thuốc Nasonex có tốt hay không còn phụ thuộc vào cách người bệnh sử dụng. Nếu không dùng đúng cách và không theo đúng chỉ định của bác sĩ thì thuốc sẽ không phát huy tác dụng vốn có của nó.

Thuốc Nasonex giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

Đây là loại thuốc được sản xuất bởi một hãng dược phẩm ở Bỉ. Thuốc Nasonex 50mg có giá 200.000 đồng/ lọ.

Người bệnh có thể tìm mua thuốc tại các đại lý phân phối của Nasonex trên toàn quốc.

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường có tốt không?”, “Trẻ dưới 10 tuổi có dùng được bài thuốc Đỗ Minh không?”,... là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả. Để trả lời những vấn đề đó,mời độc giả tìm đọc TẠI ĐÂY.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo