Điều trị viêm mũi dị ứng từ cấp độ nhẹ đến nặng theo chỉ định y khoa
Điều trị viêm mũi dị ứng nếu không được xử lý tốt ở những giai đoạn đầu có thể bệnh sẽ phát triển và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Do đó, cần hết sức lưu ý khi điều trị bằng các phương pháp và đặc biệt lưu ý đến giai đoạn khởi phát.
>> Các dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng và cách xử lý kịp thời
>> Thuốc trị viêm mũi dị ứng phổ biến nhất hiện nay và hiệu quả điều trị từng loại
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp nào?
Viêm mũi dị ứng là một dạng bệnh hô hấp mãn tính phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp trên. Việc điều trị thường dựa trên độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Bệnh nhân nên tránh các tác nhân gây bệnh khi đã xác định được nguyên nhân.
Corticosteroid (corticoids) đường mũi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và là liệu pháp đầu tiên cho mức độ nhẹ đến trung bình. Bệnh nặng không phù hợp khi điều trị với corticosteroid đường mũi nên được điều trị bằng liệu pháp thứ hai, bao gồm thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotriene, và các liệu pháp khác.
Bảng 1. Các phương pháp điều trị được khuyến cáo dựa trên các triệu chứng
Dược lý
Lựa chọn thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm corticosteroid mũi, thuốc kháng histamine đường uống và bôi, thuốc thông mũi, cromolyn mũi (Nasalcrom), thuốc chống dị ứng mũi và chất đối kháng thụ thể leukotriene.
Tổ chức Quốc tế về Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng, và Học viện Dị ứng Suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ khuyến cáo nên bắt đầu điều trị bằng corticosteroid mũi cho bệnh nhẹ đến trung bình và sử dụng liệu pháp thứ hai cho bệnh vừa đến nặng. Bệnh nhân bị bệnh từ trung bình đến nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng miệng hoặc tại chỗ nên tham khảo để xem xét liệu pháp miễn dịch.
Corticosteroid
Corticosteroid là thuốc chính được áp dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng. Chúng hoạt động bằng cách giảm dòng tế bào viêm và ức chế sự giải phóng các cytokine, do đó làm giảm viêm niêm mạc mũi. Thuốc hoạt động từ 30 phút sau khi áp dụng, mặc dù hiệu quả cao điểm có thể mất vài giờ đến vài ngày, với hiệu quả tối đa thường được ghi nhận sau 2 – 4 tuần sử dụng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc corticoid dạng xịt giảm tắc nghẽn mũi
Các tác dụng phụ thường gặp nhất với việc sử dụng corticosteroid mũi là nhức đầu, kích thích cổ họng, chảy máu cam, cảm giác châm chích, rát, và khô mũi.
Thuốc kháng histamin
Histamin là chất trung gian được nghiên cứu nhiều nhất trong phản ứng dị ứng sớm. Nó gây ra co thắt cơ trơn, tiết dịch nhầy, thấm qua mạch máu, và kích thích dây thần kinh cảm giác, dẫn đến các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất bao gồm brompheniramine, chlorpheniramine, clemastine, và diphenhydramine (Benadryl). Chúng có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể, bao gồm an thần, mệt mỏi và tình trạng tâm thần suy yếu.
So với các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai có tác dụng hơn và gây ra ít an thần hơn, ngoại trừ cetirizine (Zyrtec). Thuốc kháng histamin uống thế hệ thứ hai bao gồm desloratadine (Clarinex), levocetirizine (Xyzal), fexofenadine (Allegra) và loratadine.
Thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai có cấu trúc hóa học phức tạp hơn làm giảm sự di chuyển của chúng qua hàng rào máu não, làm giảm các tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương.
Thuốc kháng histamin điều trị viêm mũi dị ứng dạng viên uống
Thuốc kháng histamin uống thế hệ thứ hai được cho là ổn định và kiểm soát một số triệu chứng mũi và mắt, nhưng ít có tác dụng đối với nghẹt mũi.
Nói chung, các thuốc kháng histamine thế hệ thứ nhất và thứ hai được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng trung gian histamine liên quan đến viêm mũi dị ứng (ví dụ như hắt hơi, ngứa, chảy nước mũi, triệu chứng mắt), nhưng ít hiệu quả hơn corticosteroids mũi trong điều trị mũi tắc nghẽn.
Do hoạt động của chúng thường trong vòng 15 – 30 phút và chúng được coi là an toàn cho trẻ em trên 6 tháng tuổi, thuốc kháng histamin hữu ích cho nhiều bệnh nhân có triệu chứng nhẹ cần điều trị trong trường hợp khẩn cấp.
Thuốc kháng histamin dạng xịt
So với thuốc kháng histamin uống, thuốc kháng histamine xịt có lợi thế là cung cấp nồng độ thuốc cao hơn cho một khu vực được nhắm mục tiêu cụ thể, dẫn đến ít tác dụng phụ hơn.
Hiện nay, azelastine (Astelin; được chấp thuận cho các lứa tuổi từ 5 tuổi trở lên) và olopatadine (Patanase; được chấp thuận cho các lứa tuổi từ 6 tuổi trở lên) là hai chế phẩm kháng histamin tiêu chuẩn được FDA chấp thuận để điều trị viêm mũi dị ứng.
Các tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, kích ứng mũi, chảy máu cam và an thần.
Thuốc trị nghẹt mũi
Thuốc trị nghẹt mũi tác động lên các thụ thể gây ra hiện tượng dị ứng, gây co mạch ở niêm mạc mũi, dẫn đến giảm viêm. Các loại thuốc thông mũi phổ biến nhất là phenylephrine, oxymetazoline (Afrin), và pseudoephedrine, nhưng thường có tác dụng phụ nếu dùng quá số ngày quy định, khoảng trên một vài ngày.
Tác dụng phụ thường gặp xảy ra với việc sử dụng thuốc thông mũi là hắt hơi và khô mũi.
Đối kháng thụ thể
Mặc dù leukotriene LTD 4 đối kháng thụ thể montelukast (Singulair) được FDA chấp thuận để điều trị viêm mũi dị ứng nhưng không gây tác dụng nhiều như thuốc corticoids hay kháng histamin.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch được xem xét cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng dai dẳng vừa phải hoặc nặng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Liệu pháp miễn dịch được nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị duy nhất làm thay đổi quá trình viêm mũi dị ứng tự nhiên, ngăn ngừa các đợt viêm mũi dị ứng cấp tính.
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng liệu pháp miễn dịch lâu dài
Phương pháp thực hiện bằng một lượng nhỏ chất chiết xuất chất gây dị ứng được tiêm dưới lưỡi hoặc tiêm dưới da trong một vài năm, với thời gian duy trì thường kéo dài từ 3 – 5 năm. Nguy cơ lớn nhất liên quan đến liệu pháp miễn dịch là phản vệ.
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng rất quan trọng, nhưng phòng ngừa bệnh còn quan trọng hơn nhiều lần. Mọi người nên chủ động phòng tránh để không bị nhiễm bệnh bằng các biện pháp như:
– Ăn mặc kín gió, hạn chế ra đường trong những ngày trời trở lạnh đột ngột
– Thường xuyên súc miệng, rửa mũi với nước muối hàng ngày
– Không tiếp xúc với môi trường, hóa mỹ phẩm độc hại
– Tăng cường bổ sung vitamin C trong khẩu phần ăn để hạn chế những tác động tiêu cực của các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể
– Chăm chỉ rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe
– Hạn chế nạp vào cơ thể các loại thực phẩm lạ hoặc đã xác định được loại thực phẩm gây ra dị ứng cơ thể
Trong khi điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh luôn ghi nhớ phải tránh xa yếu tố gây ra phản ứng dị ứng của cơ thể mình là điều tiên quyết. Những phương pháp điều trị sau đó thường mang lại tác dụng trong một khoảng thời gian nếu như không tiếp xúc lại với nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cần lưu ý giữ cho môi trường sống trong lành, tăng cường sức khỏe thân thể để chống lại các yếu tố gây bệnh.
Theo Amercian Family Physcian
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!