Viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em là một bệnh lý về tai khá nguy hiểm. Nếu để lâu sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy, cha mẹ cần phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh để có cách điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu thêm một số thông tin về viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em ngay sau đây.

>> Bệnh viêm tai có mủ ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

>> Viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm tai giữa cấp mủ là quá trình viêm của niêm mạc tai giữa, bắt nguồn từ viêm mũi họng. Bệnh thường do vi khuẩn gây nên.

Viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xương chũm cấp, liệt mặt ngoài não.

Những dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ

Để có thể xác định chính xác bệnh trước hết người lớn cần phải theo dõi kĩ các triệu chứng khác thường ở trẻ. Khi trẻ bị viêm tai giữa cấp mủ, đau tai là dấu hiệu quan trọng nhất cần lưu ý.

Lúc này tai thường đau theo từng nhịp đập rồi lan dần ra sau tai và vùng thái dương hoặc xuống đau, cơn đau ngắn nhưng tái phát nhiều lần, trẻ thấy tai bị ù hoặc nghe kém.

Cha mẹ cần theo dõi để nhận ra những dấu hiệu viêm tai giữa cấp mủ của con

Cha mẹ cần theo dõi để nhận ra những dấu hiệu viêm tai giữa cấp mủ của con

Với những trẻ đã biết nói thì bé sẽ tự nói với bố mẹ khi thấy đau tai, còn với những trẻ chưa nói được thì bố mẹ cần quan sát các biểu hiện của trẻ. Nếu thấy trẻ thay kéo hay xoa tai liên tục, lăn qua lăn lại và quấy khóc khi sờ vào tai đau thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để khám và chữa trị.

Nếu bệnh viêm tai giữa cấp không được nhận biết sớm, sau 2 – 3 ngày bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn vỡ mủ do màng nhĩ bị thủng, mủ sẽ chảy ra ngoài theo lỗ tai. Lúc này người lớn sẽ lầm tưởng trẻ khỏi bệnh khi thấy trẻ hết sốt, ăn được, ngủ được, bệnh rối loạn tiêu hóa cũng chấm dứt… nhưng thực ra khi này bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mãn tính nặng hơn.

Biến chứng của viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể làm thủng màng nhĩ, tiêu xương hay gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng tới thính giác của bé. Nặng hơn viêm tai giữa cấp có thể dẫn tới những biến chứng sọ não nguy hiểm như viêm màng não, viêm áp xe não…

Viêm tai giữa cấp mủ có thể làm thủng màng nhĩ

Viêm tai giữa cấp mủ có thể làm thủng màng nhĩ

Bé bị viêm tai giữa cấp mủ, cha mẹ cần làm gì?

Nên đưa trẻ tới bệnh viện để chữa trị viêm tai giữa cấp mủ sớm, tránh làm bệnh trở nặng gây nguy hiểm và khó khăn trong điều trị. Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ phải do các bác sĩ chuyên khoa đảm nhiệm, tránh tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hay sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý chỉ định từ các bác sĩ.

Với những trẻ bị viêm mũi, viêm amidan… cần đưa tới bệnh viện để trị dứt điểm vì những bệnh này là nguyên nhân gây ra viêm tai giữa. Viêm tai giữa là bệnh dễ tái phát, cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám thường xuyên, tránh bệnh quay trở lại.

Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ cũng như làm sạch nơi ở của bé. Cho con ăn nhiều các chất xơ, bổ sung vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là kẽm. Nên cho con ăn đồ luộc và thức ăn mềm. Không cho bé ăn đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, những món ăn quá dai hoặc cứng….

Khi bé bị viêm tai giữa cấp mủ, cần đưa con tới bệnh viện để được chữa trị kịp thời

Khi bé bị viêm tai giữa cấp mủ, cần đưa con tới bệnh viện để được chữa trị kịp thời

Phòng bệnh viêm tai giữa cấp mủ cho trẻ thế nào?

Để đề phòng trẻ bị viêm tai giữa cấp mủ, cần phải vệ sinh mũi họng cũng như thân thể cho con sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi hay với người bị bệnh.

Vệ sinh sạch sẽ bình sữa của trẻ sơ sinh và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong lúc bú tránh làm sữa tràn vào vòi nhĩ.

Nếu con có bất cứ biểu hiện nào của các bệnh về tai mũi họng, cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em. Mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo