Bệnh viêm tai có mủ ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm tai có mủ ở trẻ em là một trong những triệu chứng thường gặp. Cha mẹ làm thế nào để phát hiện những dấu hiệu của bệnh để có hướng điều trị phù hợp cho trẻ. Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Có cách nào để phòng ngừa viêm tai có mủ ở trẻ em không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai có mủ

Viêm tai có mủ là bệnh lý khi trẻ bị viêm tai giữa cấp nhưng không có biện pháp điều trị hay điều trị không hiệu quả. Khi niêm mạc tai giữa bị viêm sẽ dẫn việc tăng tiết dịch, tạo thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển sau đó tấn công vào tai giữa hình thành nên mủ.

Chảy mủ ở tai là triệu chứng của nhiều bệnh viêm tai ở trẻ em

Chảy mủ ở tai là triệu chứng của nhiều bệnh viêm tai ở trẻ em

Chảy mủ tai là triệu chứng của nhiều bệnh. Ở trẻ em triệu chứng chảy mủ tai thường gặp nhất trong: Viêm tai giữa cấp hoặc viêm tai giữa mạn mủ. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện ở những trường hợp hiếm gặp hơn như: Viêm ống tai ngoài mủ; nhọt ống tai ngoài.

Bên cạnh đó, khi trẻ mắc các bệnh về mũi họng, việc xì mũi không đúng cách cũng làm mủ có sẵn trong mũi họng đi qua vòi tai vào tai giữa, gây ra triệu chứng chảy mủ ở tai.

Làm thế nào nhận biết sớm bệnh viêm tai có mủ ở trẻ

Đa số các trường hợp trẻ mắc viêm tai có mủ thường ở giai đoạn tiếp theo sau khi mắc bệnh viêm mũi họng.

  • Khi ở giai đoạn xung huyết sẽ chưa hình thành mủ. Trẻ thỉnh thoảng thấy đau nhói trong tai, cơn đau có thể lan dần lên thái dương hay xuống phía họng. Tai trẻ thấy ù, đồng thời sức nghe cũng giảm sút. Bệnh có thể kèm theo sốt, mũi có dịch màu vàng xanh hoặc có thể thấy ngạt và tắc.

Nếu phát hiện bệnh của trẻ sóm ở giai đoạn này khả năng chữa khỏi rất cao, còn không bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo và bắt đầu xuất hiện dịch mủ trong tai.

Giai đoạn sau, mủ vàng chảy hẳn ra ngoài và có mùi hôi thối

Giai đoạn sau, mủ vàng chảy hẳn ra ngoài và có mùi hôi thối

  • Ở giai đoạn tiếp theo này trẻ bắt đầu sốt, người đau nhức cùng với xuất hiện dịch mủ trong tai. Dịch mủ đọng trong tai giữa lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh viêm tai có mủ ở trẻ

Nếu bệnh không có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm tai giữa thanh dịch làm chuỗi xương con trong hòm nhĩ dính lại ảnh hưởng tới thính lực, hay khiến màng nhĩ bị co kéo tạo ra chất cholesteatoma có khả năng phá hủy xương có thể gây tử vong ở trẻ.

Đáng ngại nhất phải kể đến biến chứng ở vùng sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng hay liệt mặt nếu mủ không làm thủng được màng nhĩ để chảy ra ngoài. Chỉ một chút chậm trễ trong việc cứu chữa, nguy cơ tử vong là rất cao.

Điều trị viêm tai có mủ ở trẻ em

Khi bệnh được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ trích rạch màng nhĩ. Theo đà điều trị tốt, lỗ thổng màng nhĩ do rạch hàn kín lại trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được trích rạch kịp thời, màng nhĩ tự xuất hiện lỗ thủng ở bất cứ vị trí nào, tình trạng ứ đọng mủ có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Nếu chảy mủ tai do bệnh viêm ống tai ngoài hoặc nhọt ống tai: các bác sĩ sẽ hút sạch mủ và cho trẻ sử dụng kháng sinh uống trong vòng 5 đến 7 ngày bệnh sẽ khỏi.

Nếu chảy mủ tai do bệnh viêm tai giữa cấp mủ hoặc viêm tai giữa mạn mủ: bé sẽ được hút sạch mủ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách nhỏ thuốc vào tai, vệ sinh tai cũng như cách sử dụng kháng sinh phù hợp. Thời gian sử dụng kháng sinh trong các trường hợp này thường kéo dài 1 đến 2 tuần tùy trường hợp.

Mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được chẩn trị kịp thời

Mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được chẩn trị kịp thời

Chăm sóc trẻ bị viêm tai có mủ như thế nào?

Hàng ngày bạn chỉ cần dùng khăn ướt sạch lau mủ chảy ra ngoài của ống tai và vành tai.

Hai ngày một lần bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hút sạch mủ bên trong ống tai và hòm nhĩ bằng dụng cụ đã được hấp tiệt trùng.

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị viêm tai có mủ

Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi bé bị viêm tai có mủ:

  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai về trị cho trẻ. Thay vào đó, mẹ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Vệ sinh tai cho bé hằng ngày bằng dung dịch sát khuẩn theo toa của bác sĩ.
  • Không để nước rớt vào tai trẻ lúc tắm.
  • Không dùng tăm bông chọc ngoái mạnh vào tai trẻ để tránh gây xước hoặc tổn thương bên trong, gây trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng.

Phòng bệnh về tai ở trẻ em như thế nào?

Khi trẻ bị sổ mũi, không để bé xì mũi bằng cách bịt hai lỗ mũi. Thay vào đó, bịt một bên, hở một bên để tiết dịch ra ngoài.

Trẻ bị viêm xoang nên điều trị dứt điểm mới nên bơi lội.

Cho bé nạo VA hoặc cắt amidan nếu bé hay bị viêm tai tái phát do sởi, cúm, thương hàn.

Thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và trị bệnh về tai kịp thời.

Khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu viêm tai có mủ bố mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để có biện pháp khắc phục và điều trị sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo