Viêm ống tai ngoài: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh hiệu quả

Viêm ống tai ngoài là một bệnh lý về tai thường gặp. Bệnh phổ biến ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Viêm ống tai ngoài có nhiều dạng, theo đó cũng có những cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số các thông tin về căn bệnh này mà benhtaimuihong.net muốn gửi đến cho bạn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

>> Hỏi đáp: Viêm tuyến mang tai và quai bị có phải là một?

>> Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm lỗ tai ngoài hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài thường do người bệnh bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Pseudomonas aeruginosa. Loại vi khuẩn này thường trú ngụ ở trong nước và mặt đất. Nó có kích thước siêu vi nên không thể nhìn được bằng mắt thường.

Vi khuẩn này có thể tấn công và gây bệnh cho tất cả mọi người ở mọi nhóm tuổi. Nhưng chủ yếu là trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bởi sức đề kháng của các em còn yếu, cấu trúc tai còn chưa hoàn thiện.

Cấu trúc tai của trẻ em chưa được hoàn thiện như người lớn nên dễ bị viêm

Cấu trúc tai của trẻ em chưa được hoàn thiện như người lớn nên dễ bị viêm

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây viêm ống tai ngoài như:

  • Do bơi lội hay tắm gội nhiều không lau sạch làm nước bẩn vẫn đọng trong tai gây viêm
  • Tai quá nhiều ráy cũng là nguy cơ dẫn tới viêm ống tai
  • Dùng vật cứng nhọn hay dùng tay ngoáy tai cũng dễ làm tai bị tổn thương
  • Một số loại bệnh ngoài da như vảy nến ở tai cũng có thể gây viêm.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm ống tai ngoài

Dưới đây là một số dấu hiện nhận biết bệnh viêm tai ngoài:

  • Các triệu chứng ban đầu của viêm ống tai ngoài là ngứa tai và mức độ ngứa ngày càng tăng dần, đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều
  • Sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai và dần bắt đầu cảm thấy đau tai.
  • Mức độ đau tai ngày càng tăng, khiến bệnh nhân đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân có cảm giác đau giật lên nửa đầu.
  • Biểu hiện đau càng tăng khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp.
  • Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 – 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai đã thấy đau.

Khi ấn vào tai, bệnh nhân cảm thấy rất đau

Khi ấn vào tai, bệnh nhân cảm thấy rất đau

Phân loại các dạng viêm ống tai ngoài:

Dựa trên các biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, người ta chia ra các dạng viêm ống tai ngoài sau đây:

  • Viêm ống tai ngoài cấp tính:

Bệnh nhân thấy tai ngứa và đau, ống tai sưng, nóng đỏ. Khi khám thấy vi khuẩn Paeruginosa, S.aureus và một số loại viêm cầu khuẩn khác. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

  • Viêm ống tai ngoài mạn tính:

Bệnh nhân có triệu chứng ngứa nhưng tai không đau. Nguyên nhân thường do kích thích chấn thương nhẹ ống tai nhiều lần như cào xước, dùng gạc bông hoặc do tiết dịch bởi nhiễm khuẩn tai giữa mãn tính.

  • Viêm ống tai ngoài xâm lấn:

Lúc này bệnh nhân có triệu chứng đau tai và tiết dịch tai, có thể sốt nhẹ. Khi khám thấy ống tai bị phù, có mô hạt sau khoảng giữa phía dưới ống tai nơi tiếp nối sụn và xương. Một vài trường hợp người bệnh bị cứng khít hàm hoặc liệt dây thần kinh mặt một phần. Triệu chứng của bệnh cũng dễ bị đoán sai thành viêm tai giữa mãn tính.

Viêm ống tai ngoài xâm lấn dễ bị nhầm với viêm tai giữa mãn tính

Viêm ống tai ngoài xâm lấn dễ bị nhầm với viêm tai giữa mãn tính

  • Viêm ống tai ngoài ác tính:

Đây là giai đoạn bệnh đã trở nặng, gây đau rát tai nhiều ở bệnh nhân. Tai nhiễm trùng lan ra xương chũm đằng sau hoặc xương thái dương phía trước tai. Xuất hiện những biến chứng có thể gây hoại tử hoặc ác tính rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Phân biệt viêm ống tai ngoài và viêm tai giữa thanh dịch

Đây là 2 dạng bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Nếu không xác định được chính xác đây là bệnh gì thì sẽ rất khó có cách điều trị thích hợp. Dưới đây là các biểu hiện rõ ràng nhất để phân biệt 2 căn bệnh này:

  • Viêm ống tai ngoài: Khi kéo hoặc chạm vào tai bị bệnh thấy đau, có thể lan ra xung quanh đôi khi làm người bệnh đau cả nửa đầu phía bên tai bệnh. Khi khám thấy da ống tai sưng đỏ, đôi khi bít cả lỗ tai ngoài hoặc trong ống tai có mụn nhọt. Nếu được điều trị kháng sinh, kháng viêm và giảm đau đúng cách bệnh có thể giảm sau 3 – 5 ngày.
  • Viêm tai giữa thanh dịch: Bệnh nhân thường đau sâu phía trong tai, không đau khi kéo hoặc chạm vào vành tai. Việc chẩn đoán cũng như chữa trị phức tạp và kéo dài lâu hơn so với bệnh viêm ống tai ngoài.

Khi kéo hay ấn vào tai, người bị viêm ống tai ngoài sẽ cảm thấy rất đau

Khi kéo hay ấn vào tai, người bị viêm ống tai ngoài sẽ cảm thấy rất đau

Phòng ngừa bệnh viêm ống tai ngoài bằng cách nào?

Viêm ống tai ngoài là một bệnh lý khá nguy hiểm. Nó có thể gây những biến chứng không nhỏ, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bạn. Bạn cần lưu ý những điều sau đây để bảo vệ bản thân cũng như gia đình tránh khỏi căn bệnh này:

  • Tuyệt đối không bơi lội ở các ao hồ tránh nước bẩn đọng trong tai gây nhiễm trùng. Khi tắm hay bơi cũng nên sử dụng bấc tai kèm theo để bảo vệ tai.
  • Nhỏ cồn hoặc làm khô tai bằng máy sấy sau khi tắm để tai khô ráo.
  • Không đưa các dụng cụ hay vật cứng nhọn vào tai để ngoáy hay gãi tai.
  • Loại bỏ ráy tai thường xuyên. Tốt nhất là tới các bệnh viện để bác sĩ thực hiện làm sạch tai cho bạn.
  • Có thể trộn cồn với dấm trắng theo tỉ lệ 1:1 thành dung dịch có tác dụng làm tăng sự bốc hơi của nước trong ống tai và sát khuẩn.
  • Khi thấy tai có các triệu chứng bất thường cần tới các bệnh viện để khám ngay và có hướng điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm ống tai ngoài như thế nào cho hiệu quả?

Khi thấy có dấu hiệu bị viêm ống tai ngoài bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa có đầy đủ máy nội soi tai mũi họng, máy đo nhĩ lượng đồ và máy đo thính lực để được chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau đúng cách bệnh có thể tự khỏi chỉ sau 3 – 5 ngày.

Mỗi dạng viêm ống tai ngoài lại có cách điều trị khác nhau. Bài viết sẽ đề cập đến thuốc chữa 2 dạng: Viêm ống tai ngoài do vi khuẩn và viêm ống tai ngoài do nấm.

Điều trị viêm ống tai ngoài do vi khuẩn

Trong trường hợp này, sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa chất kháng sinh hoặc chất acid là một lựa chọn tối ưu.

Điều trị viêm ống tai ngoài bằng cách nhỏ thuốc kháng sinh

Điều trị viêm ống tai ngoài bằng cách nhỏ thuốc kháng sinh

  • Bạn nhỏ thẳng thuốc vào ống tai từ 2 – 4 giọt mỗi lần, ngày nhỏ 3 lần.
  • Nằm hoặc lấy bông thấm thuốc rồi nhét vào tai để thuốc ngấm.
  • Tùy từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau mà thời gian nhỏ thuốc có thể kéo dài từ 5 – 14 ngày.
  • Nên làm ấm chai thuốc bằng cách ủ trong tay trước khi nhỏ, tránh dùng nếu chai thuốc lạnh dễ gây chóng mặt.

Với người bệnh có nhiều ráy và mủ ống tai cần được bác sĩ lau sạch trước khi nhỏ thuốc. Hoặc nếu tai bị sưng và hẹp do nhiễm trùng thì có thể đặt một dụng cụ dẫn thuốc vào ống tai, nhỏ thuốc mỗi ngày từ 5 – 6 lần cho tới khi tai hết sưng thì bỏ dụng cụ dẫn thuốc khỏi tai.

Với trường hợp viêm ống tai ngoài do vi trùng thường không cần sử dụng kháng sinh uống, trừ trường hợp bệnh không giảm hoặc tai giữa cũng viêm mới cần dùng thêm kháng sinh uống hỗ trợ.

Cách xử lý viêm ống tai ngoài do nấm

Đầu tiên cần hút hết các chất bẩn trong ống tai, sau đó nhỏ thuốc có chứa chất acid vào ống tai mỗi ngày từ 3 – 4 lần liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.

Trong trường hợp thuốc nhỏ tai không ăn thua, nấm vẫn chưa được loại bỏ dứt điểm có thể cần sử dụng đến thuốc đặc trị.

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý điều trị tại nhà sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm ống tai ngoài mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn. Hãy bảo vệ bản thân và gia đình tránh xa căn bệnh này nhé! Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe!

Xem thêm video: Răng nhạy cảm và viêm ống tai ngoài

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo