Bệnh viêm tai ngoài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Viêm tai ngoài là bệnh lý không chừa bất kỳ ai, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Khi mắc viêm tai ngoài, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện gì? Nguyên nhân do đâu mà bạn mắc bệnh? Cách điều trị căn bệnh này ra sao và làm thế nào để phòng tránh viêm tai ngoài? Mời bạn đọc tham khảo các thông tin dưới đây để có câu trả lời.

Viêm tai ngoài là bệnh gì?

Khoang tai bao gồm từ màng nhĩ đến phần bên ngoài tai. Khi ống tai bị tổn thương, vi khuẩn và các tế bào nấm có cơ hội xâm nhập, tạo thành các tổ chức liên kết nằm dưới da và phát triển.

Cấu tạo ống tai

Cấu tạo ống tai

Như vậy, viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài chính là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm.

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm tai ngoài?

Tác nhân chính gây ra bệnh viêm tai ngoài là do vi khuẩn Pseudomonas – một loại vi khuẩn sống trong môi trường đất và nước. Chúng có kích thước rất nhỏ nên ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một số trường hợp viêm tai ngoài khác là do nấm gây ra.

Những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập và gây ra viêm tai ngoài bao gồm:

  • Bơi lội, tắm ở những vùng nước bị ô nhiễm hoặc bị đọng nước ở trong tai sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
  • Không vệ sinh tai sạch sẽ, để ráy tai quá nhiều
  • Ngoáy tai bằng các vật cứng nhọn gây tổn thương cho tai

Vi khuẩn gây viêm tai ngoài

Vi khuẩn gây viêm tai ngoài

Một số nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài:

  • Có vật lạ mắc kẹt trong tai
  • Tiếp xúc với âm thanh lớn thường xuyên
  • Một số bệnh mãn tính như vảy nến, chàm, dị ứng, đái tháo đường… cũng gây viêm tai ngoài
  • Dị ứng với các hóa chất như keo xịt tóc hay thuốc nhuộm tóc… cũng là một trong những tác nhân gây bệnh.

Những ai dễ mắc phải viêm tai ngoài?

Bệnh viêm tai ngoài khá phổ biến ở trẻ em và người hay bơi lội.

Ngoài ra, người bị tiểu đường, bị dị ứng da và những ai có tai không được vệ sinh sạch sẽ đều dễ mắc viêm khoang tai ngoài hơn.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai ngoài:

Có nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm tai ngoài như:

  • Đi bơi thường xuyên, bơi trong nước có lượng vi khuẩn cao
  • Ống tai hẹp, ví dụ như ở trẻ em, khiến cho tai dễ dàng bị đọng, giữ nước, làm nguy cơ nhiễm trùng tăng cao
  • Làm sạch quá mức ống tai với tăm bông hoặc các vật dụng khác
  • Sử dụng nhiều các thiết bị như tai nghe hoặc máy trợ thính
  • Dị ứng hoặc kích thích da do trang sức, keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc…

Đi bơi làm tăng nguy cơ mắc viêm tai ngoài

Đi bơi làm tăng nguy cơ mắc viêm tai ngoài

Các triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài

Các biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh viêm tai ngoài bao gồm:

  • Đau tai. Khi kéo dái tai hoặc ấn vào tai sẽ thấy đau hơn
  • Ngứa tai
  • Có mủ chảy ra từ trong tai
  • Sốt nhẹ (thỉnh thoảng)
  • Mất thính lực tạm thời
  • Đôi khi có cục u hoặc mụn nhọt nhỏ gây đau trong khoang tai. Nếu chúng vỡ ra, một lượng nhỏ máu hoặc mủ có thể chảy ra từ trong tai.

Dấu hiệu nhận biết viêm tai ngoài theo tiến trình bệnh như sau:

– Đầu tiên, bệnh nhân sẽ thấy hiện tượng ngứa, đau rát vùng tai, thậm chí tai bị sưng tấy, mẩn đỏ

– Tiếp theo, người bệnh sẽ cảm thấy vùng tai đau nặng hơn khi chúng ta hắt hơi, nghiêng đầu. Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu dẫn đến dần suy nhược cơ thể.

– Triệu chứng nữa là bạn sẽ thấy bị ù tai, các âm thanh nghe được lung bùng, không nghe rõ hoặc phải khó khăn mới nghe được nhưng tiếng khá nhỏ, đôi lúc bạn sẽ không cảm nhận được âm thanh

– Một triệu chứng nặng hơn nữa là trong khoang tai có dịch mủ màu vàng chảy ra. Ban đầu có thể không có mùi nhưng về sau dịch này sẽ có mùi hôi khó chịu, màu vàng thẫm và chảy ra nhiều hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chảy mủ vàng là một trong những triệu chứng của viêm tai ngoài

Chảy mủ vàng là một trong nhữ triệu chứng của viêm tai ngoài

Phân loại các dạng viêm tai ngoài

Dựa theo triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh, viêm tai ngoài được chia là 3 dạng dưới đây:

Viêm tai ngoài khu trú 

Bệnh còn được gọi là nhọt ống tai. Đây là tình trạng nhiễm trùng nang lông trong ống tai, thường do vi trùng Staphylococcus. Triệu chứng nổi bật là bệnh nhân sẽ có cảm giác đau dữ dội trong ống tai, đau tăng khi ấn vào vùng trước tai hoặc kéo vành tai.

Bệnh này được điều trị bằng kháng sinh đường uống, thuốc giảm đau, chích rạch nhọt, làm thuốc tai với gạc tẩm dung dịch sát trùng sau chích rạch.

Viêm tai ngoài lan tỏa

Nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng, nấm, virus. Thường gặp nhất là viêm tai ngoài do vi trùng Pseudomonas, một loại vi trùng trú ở ống tai.

Các hình ảnh của bệnh viêm tai ngoài

Các hình ảnh của bệnh viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài ác tính 

Là tình trạng viêm hoại tử nặng lan rộng có thể gây tử vong, thường gặp ở người bị tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân thường gặp do vi trùng Pseudomonas aeruginosa gây viêm ống tai ngoài diễn tiến rộng phá hủy các cấu trúc mô mềm xung quanh, lan đến nền sọ.

Khi bị biến chứng nặng như liệt dây thần kinh do viêm màng não, áp xe não thì bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị tích cực.

Biến chứng của bệnh viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Gây suy giảm thính lực và dẫn tới bệnh khiếm thính
  • Gây ảnh hưởng tới não bộ
  • Gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như: viêm tai giữa, đái tháo đường, thiếu máu…
  • Gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bị viêm tai ngoài ác tính

Chẩn đoán viêm tai ngoài như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm khoang tai ngoài bằng cách kiểm tra tai của bạn. Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng tái phát, bác sĩ có thể lấy mẫu thử của mủ trong tai và gửi đến phòng xét nghiệm để tìm loại vi khuẩn hoặc nấm đã gây ra nhiễm trùng.

Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn trị ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh

Chẩn đoán viêm tai ngoài như thế nào

Chẩn đoán viêm tai ngoài như thế nào

Các phương pháp điều trị viêm tai ngoài

Hiện nay có 3 phương pháp chữa bệnh viêm tai ngoài chính đang được áp dụng rộng rãi, đó là chữa viêm tai ngoài bằng thuốc Tây y, Đông y và Y học cổ truyền.

Chữa viêm tai ngoài bằng Tây y

Để điều trị bệnh bằng phương pháp Tây y hiệu quả cần phải xác định được bệnh do vi trùng hay do nấm gây ra, từ đó có phương án và phác đồ thích hợp.

Điều trị viêm tai ngoài do vi khuẩn:

Trường hợp nguyên nhân bệnh do vi khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên tuỳ vào từng thể trạng, mức độ và giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có những loại thuốc điều trị tương ứng. cụ thể là:

  • Thuốc kháng sinh:

Khi bệnh mới cấp phát: sử dụng thuốc kháng viêm Amoxicillin ngắn. Đây là một trong những loại thuốc kháng sinh chữa viêm tai ngoài tốt nhất, bởi thành phần có chứa pneumococcal và ifnluenxa giúp khống chế hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn có trong tai.

Điều trị viêm tai ngoài bằng thuốc kháng sinh

Điều trị viêm tai ngoài bằng thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng viêm:

Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh, người bệnh nên kết hợp với việc dùng thuốc nhỏ kháng viêm điều trị tại chỗ như: cortiphenicol, polydexa… thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau như: cồn boric ấm, otipax… Trong trường hợp viêm tai ngoài bị thủng màng nhĩ thuốc được khuyên dùng đó là: rifamycin, effexin…

Cách dùng: Nhỏ ngày 2 đến 4 lần mỗi lần 3 – 4 giọt vào tai. Để điều trị hiệu quả bệnh cần phải sử dụng thuốc ít nhất từ 5 đến 7 ngày. Một số trường hợp nặng phải dùng thuốc từ 10 đến 14 ngày. Khi nhỏ thuốc xong nên lay viền tai để thuốc được ngấm đều vào tai vành tai và ống tai.

  • Thuốc điều trị triệu chứng:

Ở giai đoạn này, viêm tai ngoài thường đi kèm với triệu chứng sốt toàn thân hoặc gây phù nề. Chính vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị người bệnh cần kết hợp với thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề để giúp thuyên giảm những triệu chứng nhanh chóng.

Đối với những trường hợp viêm tai ngoài xuất hiện mủ, chất nhày hoặc ống tai có nhiều ráy thì nên đi khám để được điều trị hiệu quả. Vì có những trường hợp viêm tai ngoài dẫn đến sưng tai, ống tai bị hẹp nên chỉ có thể dùng những dụng cụ chuyên dùng giúp dẫn thuốc vào chỗ viêm.

Thuốc nhỏ tai - thuốc điều trị tại chỗ viêm tai ngoài

Thuốc nhỏ tai – thuốc điều trị tại chỗ bệnh viêm tai ngoài

Cách chữa viêm tai ngoài do nấm:

Để chữa viêm tai ngoài do nấm gây ra hiệu quả các bạn cần phải làm sạch tai, lấy sạch ráy tai hay các chất bẩn ở trong tai. Sau đó sử dụng những loại thuốc có chữa thành phần acid nhỏ 3 – 4 giọt vào trong tai.

Nếu như sử dụng thuốc chứa acid không thấy thuyên giảm, các bạn có thể dùng các loại thuốc chứa cotrimin (thuốc clotrimazole có chứa 1% solution). Hoặc các loại thuốc nhỏ chứa kháng sinh như: resolute, merthiolate…

Trường hợp bị thủng màng nhĩ thì bệnh nhân có thể dùng thuốc Tinactin cho an toàn, Nếu như bệnh viêm tại ngoài là do nấm Aspergillus gây ra, thì các loại kháng sinh dùng để chữa là không có tác dụng, mà các bạn phải sủ dụng thuốc đặc trị nấm Aspergillus.

Để sử dụng các loại thuốc Tây y trị viêm tai ngoài, bạn cần xin chỉ định của bác sĩ về liều dùng cho phù hợp.

Chữa viêm tai ngoài bằng Đông y

Đông y có 1 số bài thuốc đặc trị viêm tai ngoài như:

  • 15g Bạch truật + 20g củ mài + 20g đậu ván + đường

Cách làm: Đem Bạch truật vào sắc cùng 500ml nước sau đó cho thêm củ mài và đậu ván vào nấu chín, khi sôi có thể cho đường vào khuấy đều. Ăn món chè bạch truật liên tục 7 ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như chống viêm niêm mạc tai ngoài.

Chữa viêm tai ngoài bằng Đông y - bạch truật

Chữa viêm tai ngoài bằng bạch truật

  • Ngũ bột tử 30 + phèn chua 30g

Cách làm: Cho nguyên liệu trên lên 1 miếng sắt dẹp rộng rồi để lên bếp. Sau đó bật bếp cho đến khi phèn chua chảy tan hòa quyện cùng ngũ bột tử thì tắt bếp. Sau khi nguội được hỗn hợp phèn chua ngũ bột tử màu trắng thì đem nghiền thành bộn mịn rồi cho vào lọ thủy tinh dùng dần.

Vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước oxy già, sau đó lau tai khô. Sau đó cho 1 ít bột đường phèn ngũ bột sắc vào tai. Thực hiện 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối.

Trị viêm tai ngoài bằng Y học cổ truyền tại nhà

Bên cạnh Tây y, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc trị viêm tai ngoài hiệu quả từ Y học cổ truyền như:

  • Bài thuốc từ cây sống đời: Rửa sạch khoảng 4 lá cây sống đời sau đó giã nát và lọc lấy nước. Hàng ngày dùng nước này nhỏ tai 3 lần trong khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
  • Điều trị viêm tai ngoài bằng lá bưởi: Giã nát 3 lá bưởi xanh, già rồi cho 1 ít nước vào, lọc lấy nước cốt. Dùng nước lá bưởi nhỏ tai 2 lần/ ngày.

Những lưu ý cho người bị viêm tai ngoài

Khi bị viêm tai ngoài, bạn cần lưu ý:

  • Dùng thuốc nhỏ tai theo đúng theo chỉ dẫn
  • Chườm nước ấm có thể giúp giảm những cơn đau nhẹ.
  • Không được để ướt khoang tai trong vòng 7 – 10 ngày sau khi tất cả triệu chứng đã biến mất.
  • Những người bị viêm khoang tai ngoài mãn tính có thể cần điều trị lâu dài hoặc tái khám thường xuyên để tránh các biến chứng.
  • Nếu các cơn đau tiếp tục kéo dài, tai có cảm giác tắc, bạn bị sốt khi bắt đầu điều trị… thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời

Phòng tránh bệnh viêm tai ngoài

Dưới đây là những điều cần làm để phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài:

  • Tuyệt đối không bơi lội hay tắm gội trong môi trường nước bẩn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mọi vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai và gây bệnh. Tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai hoặc mũ bơi khi đi bơi. Cần làm khô, thông thoáng tai sau khi tắm gội.
  • Tránh dùng dụng cụ ngoáy tai có chất liệu cứng, phải đảm bảo dụng cụ sạch sẽ khi ngoáy tai.
  • Chúng ta có thể nhờ đến bác sĩ khi ống tai có quá nhiều ráy tai, các ráy tai khó lấy nhằm đảm bảo sự an toàn cho ống tai.
  • Tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc hay các cách chữa trị bệnh viêm tai ngoài theo cách dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Mong rằng các thông tin trên đây về bệnh viêm tai ngoài sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn có thật nhiều sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo