Hỏi đáp: Viêm tuyến mang tai và quai bị có phải là một?
Viêm tuyến mang tai và quai bị là 2 bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. vậy làm thế nào để phân biệt 2 bệnh này để có hướng điều trị thích hợp? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của benhtaimuihong.net để có câu trả lời.
Phân biệt viêm tuyến mang tai và quai bị
Viêm tuyến mang tai và quai bị là 2 bệnh thường gặp, tuy có cơ chế sinh bệnh khác nhau nhưng triệu chứng và biểu hiện của 2 bệnh khá giống nhau dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ 2 căn bệnh này để có phương pháp điều trị thích hợp cho từng loại bệnh.
Viêm tuyến mang tai đơn thuần
Viêm tuyến mang tai đơn thuần là bệnh tại ngay tuyến mang tai do vi khuẩn gây bệnh hoặc viên sỏi từ tuyến mang tai di chuyển xuống gặp phải đoạn hẹp gây tắc, thường là 1 bên và không có yếu tố cấu thành dịch tễ. Người bệnh toàn thân sốt, tuyến mang tai viêm đỏ, tăng tiết nước bọt và đau khi nhìn thấy đồ chua.Nếu đã bị Abcess thì thấy mủ nhầy tiết ra ở miệng ống tuyến nằm bên má.
Viêm tuyến mang tai
Chữa trị viêm tuyến mang tai ngoài dùng giảm đau và hạ sốt thì cho người bệnh uống hoặc tiêm kháng sinh toàn thân, có thể bơm ngược vào ống tuyến để xúc rửa kết hợp bơm kháng sinh và corticoid vào tuyến mang tai. Nếu được điều trị tích cực, người bệnh có thể chỉ sau vài ngày là khỏi. Tuy nhiên bệnh dễ tái phát nên người bệnh cần chú ý giữ gìn.
Bệnh quai bị
Quai bị là bệnh lý toàn thân nhưng biểu hiện tại tuyến mang tai, thường do virut Paramixoviridae lây lan trực tiếp bằng dịch tiết của đường hô hấp. Bệnh ủ từ lúc nhiễm tới khi phát khoảng 3 tuần và có tính dịch tễ, có thể bùng phát thành dịch.
Người bệnh toàn thân sốt cao, mệt mỏi đau nhức. Tại vùng tuyến mang tai sưng da căng bóng trắng, cứng ấn lõm, lúc đầu một bên sau thành 2 bên. Thấy đau hàm khi há miệng hoặc khi nhai, tiết nước bọt miệng giảm, khô.
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị hiện tại chưa có thuốc đặc trị nên không thể ngăn chặn được các biến chứng của nó như viêm tuyến vú, viêm tuyến giáp, viêm tinh hoàn… Với trường hợp viêm tinh hoàn là đáng sợ nhất, có thể gây vô sinh ở nam giới. Vì vậy người bị bệnh quai bị cần được cách ly, và tiêm kháng thể đặc hiệu Gamaglobulin hoặc Laroscobin trong 3 ngày.
Phòng ngừa bệnh viêm tuyến mang tai và quai bị như thế nào?
Hiện nay không có cách nào để phòng ngừa viêm tuyến mang tai và quai bị một cách triệt để. Muốn phòng ngừa bệnh, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Thực hiện vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ mỗi ngày hai lần. Bằng kem đánh răng và nước súc miệng. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám sâu trong các kẽ răng
- Thường xuyên uống nước hằng ngày để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho nước bọt được sạch sẽ.
-
Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
Tiêm vacxin để phòng bệnh quai bị
-
Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị (vắc xin dịch vụ, người tiêm tự chi trả kinh phí), vắc xin quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.
-
Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác.
-
Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.
Trên đây là cách phân biệt bệnh viêm tuyến mang tai và quai bị. Mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!