Rhinocort Aqua trị viêm mũi dị ứng sử dụng thế nào? Có tốt không? Giá bao nhiêu?

Rhinocort Aqua là một loại thuốc xịt dùng cho các trường hợp mắc các bệnh về hô hấp. Cách sử dụng loại thuốc này như thế nào? Thuốc có tốt không? Rhinocort giá bao nhiêu? Người bệnh có thể mua tại đâu? Tất cả những thông tin đó sẽ được cung cấp đầy đủ trong bài viết dưới đây.

>> Fluticasone là thuốc gì? Có tốt không? Công dụng, liều dùng và giá bán bao nhiêu?

>> Thuốc xịt mũi Hadocort giá bao nhiêu? Có tốt không? Liều lượng và cách sử dụng

Rhinocort là thuốc gì?

Rhinocort, tên đầy đủ là Rhinocort Aqua Nasal Spray hoặc Rhinocort Allergy Spray. Đây là một loại thuốc xịt mũi kê đơn dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa và quanh năm ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Hoạt chất chính trong Rhinocort là Budesonide – đây là một corticosteroid tổng hợp có khả năng làm giảm sưng niêm mạc mũi. Rhinocort Aqua Nasal Spray cung cấ p 32 mcg budesonide mỗi lần phun. Mỗi chai Rhinocort chứa 120 lần phun.

Các thành phần không hoạt tính, phụ liệu khác trong Rhinocort: cellulose vi tinh thể và natri cellulose carboxymethyl, dextrose khan, polysorbate 80, disodium edetate, kali sorbate, axit clohydric và nước tinh khiết.

Thuốc xịt mũi Rhinocort

Thuốc xịt mũi Rhinocort

Dược động học

Budesonide là một loại bột không màu trắng, không mùi, không hòa tan trong nước và trong heptan, ít hòa tan trong ethanol và hòa tan tự do trong cloroform.

Hoạt chất Budesonide của Rhinocort cũng tan trong lipid. Thuốc sau khi được đưa vào đường hô hấp có thể hấp thụ toàn thân ở mức tối thiểu và rất ít tác dụng toàn thân ở những người bị bệnh hen nhẹ và vừa.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Hoạt chất Budesonide là một corticosteroid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ứng chế miễn dịch. Budesonide cũng như những corticoid khác, làm giảm phản ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostagladin do hoạt hóa phospholipase A2.

Corticosteroid làm tăng nồng độ một số prostagladin màng gây ức chế tổng hợp prostagladin. Thuốc này cũng làm tăng nồng độ lipocortin – 1 loại protein làm giảm những cơ chất phospholipid của phospholipase A2.

Corticosteroid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và nội độc tốc vi khuẩn, nhờ làm giảm lượng histamin tiết ra từ bạch cầu ưa base.

Tác dụng của thuốc Rhinocort Aqua

Rhinocort thường được sử dụng để làm giảm tạm thời các triệu chứng dị ứng hô hấp trên ví dụ như:

  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi
  • Hắt xì

Chỉ định

Các trường hợp có thể được chỉ định Rhinocort Aqua bao gồm:

  • Hen phế quản.
  • Viêm mũi quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi vận mạch
  • Điều trị triệu chứng polyp mũi, polyp mũi và ngăn ngừa tái phát sau phẫu thuật cắt polyp

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Rhinocort cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 2 tuổi.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc xịt mũi Rhinocort

Liều lượng sử dụng Rhinocort cho người lớn và trẻ em

Liều lượng sử dụng Rhinocort cho người lớn và trẻ em

Liều dùng thuốc Rhinocort Aqua

Dưới đây là liều lượng sử dụng Rhinocort theo khuyến cáo của nhà sản xuất:

  • Người lớn: 400 – 1600 mcg/ngày, chia làm 2 – 4 lần. (trường hợp ít nguy cấp: 400 – 800 mcg/ngày, trường hợp nặng: 800 – 1600 mcg/ngày)
  • Trẻ em trên 7 tuổi: 200 – 800 mcg/ngày, chia làm 2 – 4 lần
  • Trẻ em 2 – 7 tuổi: 200 – 400 mcg/ngày, chia làm 2 – 4 lần

Trường hợp mới sử dụng thuốc, bị hen nặng hoặc người bệnh chuyển từ steroid đường uống sang hít dùng liều Rhinocort như sau:

  • Người lớn: 1 – 2 mg x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em: 0.5 – 1 mg x 2 lần/ngày.

Ðiều trị duy trì:

  • Người lớn: 0.5 – 1 mg x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em: 0.25 – 0.5 mg x 2 lần/ngày.

Cách sử dụng thuốc xịt mũi Rhinocort

Cách kích hoạt đầu phun thuốc xịt mũi Rhinocort:

  • Khi sử dụng thuốc lần đầu tiên, người bệnh cần lắc nhẹ chai thuốc, xịt ra ngoài không khí khoảng 8 lần để ống xịt có thể phun đều.
  • Nếu sử dụng hàng ngày, mỗi lần sử dụng không cần bơm lót
  • Nếu 2 ngày dùng 1 lần, cần bơm lót ra ngoài không khí khoảng 1 – 2 lần
  • Nếu không sử dụng trong vòng 14 ngày hoặc hơn, cần rửa sạch ống xịt, nắp đậy, sau đó bơm lót 2 lần để ống phun thông trở lại.

Thuốc xịt Rhinocort Aqua chỉ dùng cho mũi, không được xịt vào mắt.

Cách sử dụng Rhinocort

Cách sử dụng Rhinocort

Hướng dẫn sử dụng thuốc Rhinocort Aqua:

  • Xì mũi nhẹ để làm sạch lỗ mũi (nếu cần thiết)
  • Tháo nắp bảo vệ màu xanh lá ra khỏi bộ phun xịt mũi
  • Lắc nhẹ chai trong vài giây trước mỗi lần sử dụng
  • Giữ chặt chai, với ngón trỏ và ngón giữa ở hai bên đầu phun. Ngón tay cái đặt dưới chai
  • Kích hoạt đầu phun (theo như hướng dẫn ở trên)
  • Đưa đầu phun vào lỗ mũi (đầu ống phun không được chạm vào mũi). Che lỗ mũi còn lại bằng một ngón tay và ngả đầu ra phía trước để hơi sương hướng về phía sau mũi.
  • Sau khi phun, ngả đầu ra sau vài giây
  • Lặp lại một lần nữa với lỗ mũi còn lại.
  • Tránh xì mũi trong vòng 15 phút sau khi sử dụng Rhinocort Aqua
  • Cuối cùng, lau đầu phun bằng khăn sạch, đóng nắp bảo vệ và cất giữ chai ở vị trí thẳng đứng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Rhinocort

Người bệnh cần cẩn trọng khi dùng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm nấm, herpes mũi.
  • Lao phổi.
  • Suy gan nặng.
  • Chuyển từ glucocorticosteroid toàn thân sang Rhinocort Aqua nghi có rối loạn trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận.
  • Trẻ em và trẻ vị thành niên.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Tránh để Rhinocort tiếp xúc với mắt. Khi chẳng may bị thuốc rơi vào mắt, cần rửa sạch lại ngay với nước.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em

Tương tác thuốc

Thuốc xịt mũi Rhinocort Aqua có thể gây tác động hoặc bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc sau đây:

  • Ketoconazole & chất ức chế CYP3A4 mạnh khác: giảm chuyển hóa Budesonid.
  • Barbiturate, phenytoin, rifampicin: gây cảm ứng enzym gan và tăng chuyển hóa Budesonid.
  • Thuốc HIV/ AIDS như nelfinavir (Viracept) hoặc ritonavir (Norvir)
  • Các loại kháng sinh như clarithromycin (Biaxin), erythromycin (E.E.S., E-Mycin, Ery-Tab, Erythrocin), troleandomycin (Tao)
  • Thuốc kháng nấm như itraconazole (Sporanox) hoặc ketoconazole (Nizoral)
  • Thuốc chống trầm cảm “SSRI” như fluoxentine (Prozac), fluvoxamine (Luvox) hoặc paroxetine (Paxil)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Những lưu ý khi dùng thuốc Rhinocort

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn:

  • Đang mang thai hoặc cho con bú
  • Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Rhinocort
  • Đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)
  • Có ý định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý khác như:
    • Đã từng phẫu thuật mũi
    • Chấn thương mũi chưa lành
    • Nhiễm trùng mắt
    • Tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể
  • Ngừng sử dụng thuốc này nếu bạn có hoặc tiếp xúc với người bị thủy đậu, bệnh sởi hay bệnh lao.

Trường hợp quên một liều Rhinocort phải làm gì?

Trong trường hợp quên một liều, bạn cần bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu ngay sát giờ dùng liều tiếp theo bạn mới nhớ đến thì hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng theo đúng kế hoạch.

Tránh dùng gấp đôi liều để bì cho lượng thuốc đã quên.

Trường hợp quá liều phải làm sao?

Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về phản ứng và biểu hiện của người bệnh khi bị quá liều thuốc Rhinocort. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng hơn liều quy định, rất có thể sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi thấy có các triệu chứng bất thường sau khi dùng quá liều, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu để có thể xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Rhinocort 64mg

Rhinocort 64mg

Tác dụng phụ của thuốc Rhinocort Aqua

Rhinocort có thể gây ra những tác dụng phụ sau:

  • Cảm giác nóng trong mũi hoặc chảy máu mũi
  • Hắt hơi sau khi sử dụng thuốc

Bạn nên ngừng sử dụng thuốc này và đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào ví dụ như:

  • Mệt mỏi bất thường, giảm cân, nhức đầu, sưng mắt cá/chân, tăng khát nước/đi tiểu, các vấn đề về thị giác;
  • Tai đau, đau dai dẳng, sốt, ớn lạnh, mảng trắng bên trong mũi hoặc ở mặt sau cổ họng;
  • Phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, khó thở, kín thắt ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi).
  • Kích ứng tại chỗ, xuất tiết mũi nhẹ, chảy máu cam.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn:

  • Phù mạch, mề đay, nổi mẩn, viêm da, ngứa.
  • Thủng vách ngăn mũi, loét niêm mạc.

Cách bảo quản thuốc xịt mũi Rhinocort Aqua

Hãy để thuốc ở nơi khô ráo với nhiệt độ khoảng 25 – 27 độ, tránh ánh sáng của mặt trời và nguồn nhiệt trực tiếp. Không cho thuốc vào tủ lạnh. Để Rhinocort tránh xa tầm tay của trẻ em.

Vệ sinh nắp bảo vệ và đầu phun thường xuyên bằng cách:

  • Tháo nắp bảo vệ màu xanh lá cây và nhấc đầu phun ra
  • Rửa 2 bộ phận này bằng nước ấm hoặc nước máy sạch thông thường
  • Để khô hoàn toàn nắp bảo vệ và đầu phun trước khi lắp ráp lại
  • Nếu đầu phun bị tắc, có thể dùng các bước ở trên để làm sạch. Không được mở dụng cụ xịt mũi bằng các vật sắc nhọn.

Thuốc Rhinocort Aqua có tốt không?

Đây là một loại thuốc có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…

Tuy nhiên, do thuốc có thành phần corticosteroid nên người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng mà sử dụng quá liều quy định. Điều này sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không đáng có, gây nhờn thuốc và thậm chí làm hỏng niêm mạc mũi của người bệnh.

Do vậy, trước khi dùng Rhinocort, người bệnh cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để xem có nên dùng thuốc không và với liều lượng bao nhiêu là thích hợp nhất. Từ đó, thuốc mới phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Rhinocort giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, thuốc được bán ở thị trường Việt Nam với giá 225.000 đồng. Giá bán có thể dao động lên xuống tùy thuộc vào từng điểm bán và thời gian mua.

Thuốc hầu như chỉ bán tại các nhà thuốc lớn. Ngoài ra, người bệnh có thể tìm mua thuốc trên các trang web trực tuyến của nước ngoài. Tuy nhiên, cần thận trọng trước khi mua để tránh mua phải thuốc giả.

Trên đây là những thông tin về thuốc Rhinocort mà benhtaimuihong.net đã tổng hợp cho bạn. Đây là thuốc cần kê đơn, do vậy, bạn không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo