Đau tai trong là triệu chứng của bệnh gì? Cách xử lý ra sao?

Đôi khi bạn thấy đau tai trong, nhức và chói tai. Tình trạng này có thể kết thúc nhanh chóng hoặc kéo dài khiến bạn thắc mắc liệu có phải mình có bệnh không và làm thế nào để khắc phục? Bài viết sau đây benhtaimuihong.net sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.

Nguyên nhân khiến bạn thấy đau tai trong

Trong tai có rất nhiều các nhánh thần kinh cùng được quản lý và chi phối bởi tam xoa thần kinh, thiện yết thần kinh, nhiếp thần kinh và mê tẩu thần kinh. Các dây thần kinh này lại phân thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau lan tỏa đến yết hầu, miệng và mặt.

Vùng đầu, cổ và mặt là những bộ phận lân cận vùng tai. Do đó, khi các cơ quan này có bệnh, rất có thể bạn cũng sẽ gặp tình trạng đau nhức tai trong. Ngoài ra, đau tai trong là biểu hiện của 1 số căn bệnh về tai dưới đây:

Nguyên nhân gây đau tai trong

Nguyên nhân gây đau tai trong

Đau tai trong có thể do viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa cấp

Viêm tai ngoài cũng như viêm tai giữa cấp là 2 nguyên nhân thường gặp gây ra các chứng đau tai trong. Người bệnh mắc viêm tai ngoài thường do các nguyên nhân như đi bơi hay chấn thương tai; với viêm tai giữa cấp thường do có tiền sử mắc bệnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Khi khám bệnh trường hợp viêm tai ngoài thấy da ống tai bệnh nhân bị sung huyết, còn nếu viêm tai giữa chỉ thấy khi màng nhĩ đã bị vỡ và mủ vàng chảy ra ngoài ống tai.

Tình trạng đau tai trong là do hiện tượng sưng hạch

Các hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch. Khi có nhiễm trùng, các tuyến này đôi khi bị sưng to. Vì một số hạch bạch huyết nằm phía sau tai, nên sưng hạch có thể gây ra đau tai.

Đau đầu cũng khiến bạn đau tai trong

Áp lực tăng tích tụ trong đầu khi bị đau đầu đôi khi có thể gây ra đau ở tai. Khi gặp triệu chứng này, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời, tránh những biến chứng xấu ở tai và vùng đầu, não bộ.

Đau đầu có thể gây đau tai trong

Đau đầu có thể gây đau tai trong

Đau tai dữ dội và dài ngày là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm

Trường hợp đau tai dữ dội mà không tương ứng với phát hiện thực thể thì có thể người bệnh đã mắc phải virut zona ở tai, đặc biệt khi xuất hiện những phồng nước ở ống tai hoặc hố thuyền. Khi đau và chảy mủ tai kéo dài cũng có thể nghĩ tới trường hợp bệnh nhân bị viêm xương nền sọ hay ung thư.

Bên cạnh đó tai cũng được chi phối bởi rất nhiều các dây thần kinh nên khi tổn thương các dây thần kinh như tam xoa, dây mặt (dây VII), dây phế vị (dây X), dây lưỡi họng (dây IX), dây cổ trên hay nhiễm khuẩn khối u vùng họng, viêm họng, miệng, hạ họng đều gây đau tai.

Cách xử lý khi bị đau tai trong

Có nhiều cách để làm giảm tình trạng đau tai trong. Bạn có thể tham khảo một trong các phương pháp dưới đây:

  • Chườm đá: Hãy áp một túi nước đá hoặc một chiếc khăn lạnh lên tai trong 20 phút có thể giúp làm tê tai bị đau và giảm viêm gây ra đau tai.

Trị đau tai trong bằng cách chườm đá

Trị đau tai trong bằng cách chườm đá

  • Chườm nóng: Đây cũng là một cách rất hữu ích. Hãy áp một túi chườm nóng hoặc một chiếc khăn nóng áp lên tai trong 20 phút có thể giúp giảm đau tạm thời. Trong khi nhiệt độ lạnh có thể làm tê chỗ đau và giảm viêm, thì chườm nóng có thể làm thư giãn cơ và giúp cải thiện lưu lượng máu.
  • Nhai kẹo cao su: Nếu đau tai xảy ra trong hoặc sau khi đi máy bay hoặc di chuyển lên cao, nhai kẹo cao su có thể giúp giảm áp lực trong tai.
  • Tác động cột sống (Chiropractic): Người ta tin rằng đau tai có thể là do các xương vùng cổ trên bị lệch trục. Việc tác động cột sống có thể giúp đưa các xương trở lại thẳng hàng, giúp giảm đau tai.
  • Đánh lạc hướng: Một trong những phương pháp tốt nhất để giảm cảm giác đau, nhất là ở trẻ em, là làm tâm trí xao nhãng khỏi cảm giác đau tai. Chơi game, xem TV hoặc tập thể dục có thể giúp làm giảm sự chú ý vào tai.
  • Ngủ ở tư thế cao đầu: Ngủ ở tư thế đầu cao thường được khuyên để giúp giảm sự tích tụ áp lực trong tai.

Ngoài ra còn một số phương pháp như: sử dụng thuốc nhỏ tai, thuốc giảm đau, đặt ống tai… Tuy nhiên, bạn cần có sự chỉ định của bác sĩ thì mới được áp dụng các phương pháp này.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau tai trong cũng như cách làm giảm triệu chứng này. Khi thấy đau tai trong kéo dài cần tới các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng thăm khám để loại trừ ung thư đường hô hấp trên và tiêu hóa. Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo