Chữa viêm mũi cho trẻ như thế nào để bé không đau đớn, quấy khóc?

Chữa viêm mũi cho trẻ như thế nào để vừa cho hiệu quả nhanh lại không làm bé quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe là một vấn đề mà các mẹ phải đau đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn giải tỏa bớt lo lắng với các cách điều trị viêm mũi ở trẻ nhỏ ngay sau đây.

>> Bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

>> 5 triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Viêm mũi, viêm mũi dị ứng là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh hay xuất hiện lúc giao mùa với những triệu chứng như: ngạt mũi, sổ mũi kéo dài, nước mũi có thể có mủ màu vàng đục, khó thở, sốt, ho, tiêu chảy… Để điều trị viêm mũi ở trẻ nhỏ dứt điểm, cha mẹ cần xác định rõ thể bệnh của con, đồng thời đưa con đi khám để có phác đồ điều trị thích hợp.

Viêm mũi ở trẻ em

Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Dưới đây là những thông tin tham khảo về cách chữa viêm mũi cho trẻ nhỏ được các bác sĩ khuyên dùng:

Chữa viêm mũi cho trẻ dạng cấp tính như thế nào?

Đối với trẻ bị viêm mũi họng cấp tính, các triệu chứng thường thấy của bé bao gồm: ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, sốt, đau mỏi chân tay… Tuy nhiên bệnh thường rơi vào trẻ sơ sinh và các em chưa biết nói nhiều, do đó, biểu hiện ban ngày của bé sẽ là nằm im lìm còn ban đêm thì quấy khóc đòi bế. Quan sát kỹ 2 hốc mũi của bé bạn sẽ thấy sung huyết đỏ và nhiều dịch bị ứ đọng.

Cách điều trị cho trẻ bị viêm mũi họng cấp tính:

Cha mẹ có thể điều trị tại nhà cho bé theo hướng dẫn sau:

  • Phương án tối ưu nhất là làm thông 2 hốc mũi của bé để kích thích niêm mạc mới phục hồi.
  • Sau đó làm sạch chất dịch nhầy trong mũi bằng các loại nước muối sinh lý natri 0.9% hoặc dùng dịch muối bạc argyron 1 – 2%. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 – 4 lần để hốc mũi của trẻ được thông thoáng. Điều này làm bé dễ thở hơn, bú mẹ tốt hơn.

Làm thông thoáng và sạch dịch ở mũi cho trẻ

Làm thông thoáng và sạch dịch ở mũi cho trẻ là cách điều trị tốt nhất

Lưu ý: kháng sinh không có tác dụng chữa viêm mũi họng cấp tính ở trẻ sơ sinh mà chỉ được dùng để điều trị biến chứng viêm xương chũm hoặc viêm phế quản.

Cách phòng ngừa viêm mũi cấp cho trẻ:

Đề phòng tránh căn bệnh này, cha mẹ cần:

  • Giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ ra những nơi có gió lùa.
  • Không cho trẻ ra ngoài vào buổi đêm.
  • Không nên để cho người bị mắc các bệnh về đường hô hấp hôn hít nhiều.
  • Không nên bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp

Với những trẻ lớn hơn một chút:

  • Nếu trong lớp có trẻ bị cảm lạnh thì cần cho con nghỉ học để cách ly.
  • Nên nạo VA cho những trẻ bị cảm lạnh tái phát trên 5 lần trong một năm.

Điều trị viêm mũi họng đặc hiệu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm mũi họng do lây từ khi còn trong bụng mẹ. Nhiều trường hợp bé tử vong ngay sau khi chào đời do viêm mũi họng đặc hiệu. Tuy nhiên, y học phát triển giúp cho nhiều phương pháp chữa trị ra đời, góp phần làm giảm tỷ lệ tủ vong ở trẻ. Sau đây là cách chữa cho từng loại viêm mũi đặc hiệu khác nhau:

1. Cách chữa viêm mũi do lậu ở trẻ sơ sinh:

Bệnh này do vi khuẩn từ âm đạo của mẹ tấn công mắt và mũi của trẻ sơ sinh và gây ra bệnh. Cách điều trị bệnh này như sau:

  • Điều trị tại chỗ: Sau khi đẻ, nếu phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng, cần làm sạch mủ mũi ngay và nhỏ thuốc chứa penicillin cách 3 giờ một lần hoặc thuốc trị sổ mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh.

Nhỏ thuốc chứa penicillin cho trẻ

Nhỏ thuốc chứa penicillin hoặc các thuốc chống sổ mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh

  • Điều trị toàn thân: Tiêm kháng sinh nhóm betalactam.
  • Phòng bệnh viêm mũi do lậu ở trẻ sơ sinh: nhỏ Argyrol 1% vào mũi tất cả các trẻ sau sinh.

2. Điều trị viêm mũi bạch hầu cho trẻ sơ sinh ra sao?

Nếu như viêm mũi do lậu bùng phát chỉ sau 3 – 4 ngày bé được sinh thì viêm mũi bạch hầu diễn biến chậm hơn, âm thầm gây nhiễm độc và làm suy mòn dần dần. Mẹ nên đưa bé đi xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu Loeffler nếu phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh.

  • Cách chữa bệnh viêm mũi bạch hầu:
    • Tiêm huyết thanh chống bạch hầu
    • Tiêm kháng sinh toàn thân và tại niêm mạc mũi
    • Sử dụng vitamin nhóm B và thuốc chống trụy tim mạch nếu trẻ mệt nặng.
  • Cách phòng bệnh: Cần tiêm vacxin chống bạch hầu cho trẻ. Đồng thời nếu bé nhà bạn đã mắc bệnh, cần cách ly bé với các trẻ em khác để tránh lây bệnh.

Tiêm vacxin cho trẻ

Tiêm vacxin cho trẻ để phòng chống viêm mũi bạch hầu

3. Cách chữa bệnh viêm mũi giang mai ở trẻ

Bệnh này sẽ xuất hiện sau khoảng 30 ngày kể từ khi bé ra đời. Để xác định chính xác bệnh cần xét nghiệm xem mẹ có bị dương tính với vi khuẩn giang mai không.

Bệnh này khá là nguy hiểm với những biến chứng khôn lường. Chính vì vậy, nếu có những biểu hiện nghi ngờ là viêm mũi giang mai, cần đưa bé tới các cơ sở y tế gấp để được chữa trị kịp thời.

Chữa viêm mũi cho trẻ phải phụ thuộc vào thể bệnh thì mới có phương pháp điều trị thích hợp. Do đó, khi trẻ có những biểu hiện viêm mũi, cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, tránh tự ý điều trị sẽ gây hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm video: Chữa viêm mũi họng cho trẻ không cần thuốc

XEM THÊM

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật mổ xoang, hiện nay người bệnh viêm xoang đang có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng phương pháp xử lý bằng thảo dược thiên nhiên. Những cây cối tưởng chừng chỉ là cây cỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt với người bị viêm xoang.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo