5 triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết để điều trị cho con kịp thời

Viêm mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh khá là dễ nhận biết, tuy nhiên nó cũng dễ bị nhầm với các bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Do đó, mẹ hãy lưu ý đến 5 dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh sau đây để có cách điều trị thích hợp cho bé.

>> Những dấu hiệu và cách phòng tránh viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh

>> Chữa viêm mũi cho trẻ như thế nào để bé không đau đớn, quấy khóc?

Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 8 tháng tuổi rất dễ bị mắc phải bệnh viêm mũi do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn kém. Đặc biệt là khi môi trường sống của bé có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm càng làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi của trẻ.

Thời tiết lúc giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị mắc hoặc tái phát viêm mũi dị ứng nhất. Khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần dễ gây các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Chính vì vậy, cần phát hiện sớm những dấu hiệu viêm mũi ở trẻ để chữa trị dứt điểm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là một số triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp mà các mẹ cần chú ý:

Dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh

5 dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi kéo dài

Bệnh cảm cúm thông thường cũng sẽ khiến cho trẻ bị sổ mũi. Do đó, đây chưa hẳn là triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ không chỉ bị sổ mũi thông thường mà kéo dài, nước mũi có thể có mủ màu vàng đục thì mẹ cần phải cảnh giác.

Hãy ngừng các biện pháp điều trị cảm cúm thông thường và đưa bé đi khám ngay lập tức. Bởi việc mước mũi có mủ sẽ gây tắc nghẽn hốc mũi, khiến cho trẻ bị ngạt và hô hấp khó khăn hơn. Đối với trẻ sơ sinh, việc không thở được bằng mũi khá nguy hiểm vì các bé chưa biết cách thở bằng đường miệng.

Trẻ bị ho, có thể nôn mửa

Vấn đề tai mũi họng luôn có một đường dây liên hệ nhất định. Do vậy, khi trẻ bị viêm mũi, chúng sẽ có ảnh hưởng đến cả họng và tai của trẻ. Biến chứng nguy hiểm nhất mà viêm mũi gây ra là viêm tai giữa.

Bên cạnh đó, nó còn gây ảnh hưởng đến họng, gây ho và làm cho trẻ dễ nôn trớ. Dấu hiệu này khá dễ nhận biết và mẹ cần đưa con đi khám ngay.

Trẻ bị sốt cao

Sốt cao cũng là một dấu hiệu viêm mũi ở trẻ. Trẻ có thể sốt cao đến 38 độ.

Bên cạnh việc sốt cao không dứt, trẻ còn cảm thấy khó thở và hay quấy khóc, khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị viêm mũi

Trẻ sơ sinh bị viêm mũi sẽ cảm thấy rất khó chịu và thường bỏ ăn

Trẻ sơ sinh bỏ ăn, bỏ bú

Đây là một triệu chứng làm cho nhiều bà mẹ khá phiền lòng. Bởi trẻ không chỉ quấy khóc, bứt rứt khó chịu mà còn không chịu ăn uống. Điều này khiến cho cha mẹ càng thêm lo lắng và xót con.

Trẻ không ăn được hoặc ăn vào lại nôn trớ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức đề kháng.

Trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một triệu chứng hiếm gặp hơn. Chỉ có một số trường hợp nhỏ trẻ bị viêm mũi kèm theo tiêu chảy.

Tuy nhiên, nếu bé gặp tình trạng này, rất có thể đó là dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần cảnh giác.

Bạn cần lưu ý khi quấy khóc, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày. Thậm chí, những triệu chứng trên kéo dài đến 7 ngày thì không nên tự điều trị tại nhà nữa mà hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của viêm mũi.

Cách xử lý tại nhà khi trẻ bị viêm mũi

Mỗi ngày mẹ nên nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối  từ 3 – 4 lần cho trẻ khi trẻ bị viêm mũi cho tới khi hết chảy nước mũi. Đồng thời, mẹ nên dạy bé cách xì mũi đúng cách bằng cách bịt một bên, xì một bên còn lại.

Điều trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Điều trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng cách rửa nước muối sinh lý

Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ, cần phải hạ sốt cho trẻ ngay bằng cách lau mát cho trẻ. Khi lau mát cho trẻ bằng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ rồi dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sỹ.

Bạn nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước, sau đó theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên.

Để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn các mẹ phải lưu ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nên bổ sung thêm thịt cá, trứng, đậu, rau củ quả chín vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

Phòng ngừa bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Bệnh viêm mũi dễ tấn công trẻ hơn khi thời tiết chuyển mùa. Do vậy, cần đảm bảo giữ ấm, tránh gió lùa trực tiếp vào cổ họng trẻ.

Chú ý vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi, giường ngủ của trẻ thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn…

Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.

Dạy trẻ không được dùng tay hay bất cứ vật gì cho vào mũi.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vacxin…

Khi phát hiện thấy những dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa bé đi khám để điều trị dứt điểm bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật mổ xoang, hiện nay người bệnh viêm xoang đang có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng phương pháp xử lý bằng thảo dược thiên nhiên. Những cây cối tưởng chừng chỉ là cây cỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt với người bị viêm xoang.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo