Viêm phổi mãn tính là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Viêm phổi mãn tính là một trong những căn bệnh gây nhiều phiền toái và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp dứt điểm bệnh nhanh chóng. Hãy tham khảo thêm các thông tin dưới đây để thêm những kiến thức hữu ích về bệnh.
Viêm phổi mãn tính là gì?
Viêm phổi là hiện tượng phổi bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Viêm phổi mãn tính là tình trạng phổi bị viêm đi viêm lại nhiều lần, có thể vừa khỏi lại bị viêm lại, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, nhất là về hệ hô hấp.
Nguyên nhân gây viêm phổi mãn tính
Nhìn chung, những người có hệ thống miễn dịch bị suy nhược rất dễ mắc viêm phổi mãn tính, vì căn bệnh này có xu hướng phát triển bởi một chứng bệnh khác đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch trước đó của bệnh nhân. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm phổi mãn tính là:
- Vi khuẩn Nocardia, Actinomyces israelii
- Một số loại viêm phổi hạt có thể xảy ra do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
- Nấm Coccidioides immitis
Nguyên nhân gây viêm phổi mãn tính
Ngoài ra, dưới đây là 1 số nguyên nhân khác gián tiếp gây ra viêm phổi mãn tính:
- Các bệnh sởi, ho gà, cúm nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ gây nên nhiều biến chứng. Trong đó, viêm phổi mãn tính là một biến chứng điển hình bắt nguồn từ những căn bệnh đó.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp khác như viêm amidan, viêm họng.
- Môi trường thường xuyên tiếp xúc với virut, vi khuẩn, hóa chất độc hại, khói bụi dẫn đến nguy cơ viêm phổi tăng cao.
- Hệ miễn dịch suy giảm và sức đề kháng kém sau những cơn bạo bệnh.
- Dùng chung vật dụng, ăn chung bát đĩa với người mắc bệnh viêm phổi trước đó.
- Môi trường xung quanh: khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá…
Triệu chứng viêm phổi mãn tính
Những dấu hiệu thường gặp của viêm phổi mãn tính:
Triệu chứng thường gặp của viêm phổi mãn tính
- Sốt trên một tuần, có thể kèm theo cảm giác bị ớn lạnh
- Đau ngực, đặc biệt trong lúc hít thở sâu, cạn
- Ho nhiều đờm hơn ba tuần
- Sưng hạch bạch huyết (tuyến) ở cổ
- Ho ra máu
- Các triệu chứng của bạn trở lại mỗi khi dừng kháng sinh
- Có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn vùng ngực
- Buồn ngủ, thở dốc, mệt mỏi, viêm mũi, đau cơ và đau cơ thể, nhức đầu, đổ mồ hôi trộm…
Các phương pháp điều trị viêm phổi mãn tính
Trước khi áp dụng phương pháp chữa bệnh, điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra viêm phổi mãn tính. Vì phác đồ điều trị sẽ thay đổi theo từng tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh là giải pháp được áp dụng đầu tiên trong mọi trường hợp mãn tính.
Những kháng sinh này được cho uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi do các loại nấm, rất hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm. Trong những trường hợp như vậy, cần điều trị rất tích cực.
Điều trị viêm phổi mãn tính bằng kháng sinh
Các biện pháp điều trị hỗ trợ bao gồm duy trì độ hydrat hóa, ngăn ngừa bất cứ sự lây nhiễm nào khác… Tuy nhiên, theo thống kê lượng bệnh nhân mắc bệnh này tương đối ít vì loại vi khuẩn thường tấn công những người có hệ miễn dịch kém.
Cung cấp oxy cũng là một trong những giải pháp được áp dụng khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng và không thể tiếp tục cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị viêm phổi mãn tính
Người bệnh cần lưu ý:
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ về cả liệu lượng lẫn thời gian sử dụng, có một số bệnh nhân chỉ uống vài lần thuốc vì thấy đỡ sau đó nhưng nếu không điều trị theo đơn thì bệnh có thể tái phát sau khi ngừng uống thuốc.
- Các bệnh nhân bị viêm phổi cũng lưu ý tránh xa những tác nhân gây hại cho đường hô hấp như khói bụi thuốc lá, không khí lạnh.
- Cần tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh.
Phòng bệnh viêm phổi mãn tính như thế nào?
Để tránh mắc viêm phổi mãn tính, mỗi người cần thực hiện các biện pháp sau:
- Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc khói thuốc và khói bụi từ môi trường
- Điều trị sớm và triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp;
- Vệ sinh răng, miệng thường xuyên.
- Khám sức khỏe định kỳ
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phổi mãn tính. Mong rằng chúng sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!