Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em là một trong những căn bệnh thông thường nhất ở trẻ. Bệnh có khả năng gây tử vong nếu không được phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời. Hãy cùng benhtaimuihong.net tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh thông qua bài viết sau đây để có cách đối phó khi trẻ mắc bệnh.

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm phế quản là hiện tượng viêm hoặc nhiễm trùng đưởng thở dưới – các đường dẫn không khí lớn đến phổi. Các đường hô hấp này gọi là phế quản. Bệnh chưa tấn công vào nhu phổi nhưng cũng gây kích thích khiến trẻ ho nhiều.

Viêm phế quản ở trẻ em có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Tình trạng mãn tính là khi bệnh kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Còn tình trạng cấp thì diễn ra trong thời gian ngắn hơn, đôi khi chỉ từ 2 – 3 ngày.

Viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em

Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu chảy. Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi là nhóm tuổi thường rất dễ mắc bệnh này. Theo thống kê, các ca bệnh được phát hiện nhiều nhất ở những bé một tuổi.

Trẻ sơ sinh ít bị viêm phế quản hơn các trẻ em lớn. Tuy nhiên, bé sơ sinh thường bị viêm tiểu phế quản. Hiện tượng này xảy ra khi đường hô hấp trong phổi của bé bị lấp đầy bởi đờm và sưng lên.

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở bé như: virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng. Nhưng chủ yếu là do vi khuẩn có sẵn trong mũi và họng của bé khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Viêm phế quản ban đầu thường xuất hiện do tác nhân virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất ở trẻ là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh.

Vi khuẩn gây viêm phế quản ở trẻ em - influenzae

Vi khuẩn gây viêm phế quản ở trẻ em – influenzae

Đồng thời vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường máu và cộng hưởng với các yếu tố bất lợi của môi trường như thời tiết chuyển mùa lạnh, khói bụi, ô nhiễm… làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.

Tùy theo thể trạng của bé mà mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu sức đề kháng của trẻ tốt chỉ bị tổn thương một phần thùy hoặc thùy phổi. Đối với các trẻ nhỏ, sinh non, suy dinh dưỡng hoặc đang bệnh nhiễm trùng khác sẽ làm tổn thường lan tỏa do sức đề kháng non nớt. Từ đó khiến bệnh ngày càng phát triển hơn.

Dấu hiệu nhận biết khi bé bị viêm phế quản

Khi con bị viêm phế quản, cha mẹ hay chú ý đến những triệu chứng sau đây. Phát hiện càng sớm, bệnh của bé càng mau chóng được chữa khỏi.

Biểu hiện khi bệnh mới khởi phát

Trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt nhẹ, ho khan, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và hay quấy khóc. Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với 1 số bệnh về hô hấp thông thường như: cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi…

Chính vì vậy, cha mẹ chủ quan mà không điều trị đúng bệnh cho bé. Nếu để lâu không chữa trị, trẻ sẽ bị sốt cao hơn, khó thở bình thường mà phải thở bằng miệng, toàn thân tím tái kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác.

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản thường chỉ quấy khóc khiến cha mẹ khó nhận biết

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản thường chỉ quấy khóc khiến cha mẹ khó nhận biết

Triệu chứng của giai đoạn bệnh trở nặng

Vào giai đoạn sau, bé càng có những biểu hiện rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, sức khỏe của con cũng sa sút hơn:

  • Trẻ bị sốt cao từ 38 – 40 độ, kèm triệu chứng mệt mỏi, môi khô, đổ nhiều mồ hôi.
  • Xuất hiện các cơn ho kéo dài, có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
  • Trẻ bị khó thở, có thể thấy dấu hiệu bị co rút lồng ngực rất rõ.
  • Trẻ bị tím tái tại đầu các chi, vùng môi hoặc toàn thân.
  • Xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, hay nôn mửa, đi ngoài phân lỏng.
  • Khi bệnh đã chuyển nặng, trẻ sẽ co giật, vật vã hôn mê, tim nhanh, mạch nhỏ.

Khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các dạng viêm phế quản ở trẻ em

Có 3 dạng viêm phế quản ở trẻ bao gồm:

  • Viêm tiểu phế quản
  • Viêm tiểu phế quản cấp
  • Viêm phế quản phổi

Mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau. Xem chi tiết hơn qua bảng sau:

Các dạng viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản ở trẻ như thế nào?

Nguyên tắc điều trị căn bệnh này là phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch các đường phế quản nghĩa là giúp trẻ tống đờm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Không nhất thiết là phải dùng kháng sinh, chỉ dùng khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẫn và điều này sẽ được bác sĩ đánh giá cũng như chỉ định.

Sai lầm của cha mẹ khi điều trị viêm phế quản ở bé

  • Trẻ có dấu hiệu bệnh là lại dùng kháng sinh
  • Dùng lại đơn thuốc cũ hoặc đơn của trẻ khác để áp dụng cho con
  • Thấy tình trạng bệnh cải thiện là dừng thuốc
  • Để trẻ sông trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc, bụi bẩn hoặc bé thường xuyên bị thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột
  • Cho trẻ ăn kiêng (ví dụ: kiêng hải sản, trứng, thịt gà…) khi bị viêm phế quản

Nếu mẹ phạm phải những điều trên đây thì đừng thắc mắc tại sao bệnh của con lại trị mãi không khỏi, hay tái phát, lần sau khó chữa hơn lần trước. Hãy tuân thủ theo đúng đơn của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng. Mỗi lần trẻ tái bệnh, cần đưa con tới cơ sở y tế để được thăm khám và kê đơn cho thích hợp.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Một số biện pháp điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Ngay khi nhận ra các dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh và thay vào đó là nước ấm, thật nhiều nước ấm bởi điều này sẽ tránh cho trẻ bị tắc sung huyết, đồng thời giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn.

Lúc này, nếu trẻ ho thì cũng đừng quá lo lắng vì điều này sẽ đẩy đờm ra bên ngoài, làm sạch khoang họng và cuống phổi. Không được sử dụng các loại thuốc ức chế ho. Nếu trẻ bị nặng và không có phản xạ ho, các mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để có thể điều trị trị liệu và hút đờm ra ngoài.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ thì nên cho bé uống nhiều nước ấm, quần áo của trẻ phải thoáng mát và thấm mồ hôi, nên chọn cho trẻ những bộ quần áo làm từ vải cotton mềm mại. Trong trường hợp sốt nặng (trên 38oC) thì có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, hai thuốc này sẽ giúp trẻ hạ sốt.

Mật ong và củ cải - Bài thuốc trị viêm phế quản cho trẻ hiệu quả

Mật ong và củ cải – Bài thuốc trị viêm phế quản cho trẻ hiệu quả

Sử dụng một số bài thuốc dân gian như: trà gừng, cây hoa ngũ sắc, mật ong, củ cải… để điều trị các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi của trẻ một cách an toàn.

Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc xung quanh trẻ, cần có những biện pháp đeo khẩu trang và che đậy kín kẽ khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời trở lạnh và có sương.

Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý để phòng tránh bệnh viêm phế quản cho bé:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Cho bé uống đủ nước hàng ngày, nên cho con uống nước ấm.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ hằng ngày đặc biệt là các khu vực tai, mũi, họng. Đồng thời, trước khi bế hoặc cho trẻ bú, bạn phải vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất hoặc lông của thú nuôi như chó, mèo…
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt về mùa đông, khi thay đổi thời tiết.
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, phòng ngủ của trẻ, giữ môi trường xung quanh bé được thông thoáng, tránh ẩm thấp và không có gió lùa trực tiếp.
  • Bạn nên thường giặt và phơi nắng chăn gối của trẻ.
  • Cách ly trẻ khi trong nhà có người mắc bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm khuẩn.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Hãy bảo vệ và giúp con phòng tránh để bé không mắc phải căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo