Viêm phế quản: Các triệu chứng của bệnh và các loại thuốc điều trị

Viêm phế quản là bệnh lý về hô hấp thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin về bệnh viêm phế quản bởi không phải ai cũng có những kiến thức về căn bệnh này.

Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc các ống phế quản bị viêm, với biểu hiện đặc trưng nhất là hiện tượng niêm mạc phế quản bị sưng và phù nề.

Đồng thời khi niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ làm tăng tiết dịch nhầy gây bít tắc phế quản cũng như tổn thương lông mao.

Viêm phế quản là bệnh gì

Viêm phế quản là bệnh gì

Có bao nhiêu loại viêm phế quản?

Bệnh viêm phế quản được chia thành 2 loại là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

  • Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng bệnh lý viêm phế quản diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Thông thường nguyên nhân do cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra.
  • Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn với những tổn thương kéo dài xuất hiện ở phổi. Chủ yếu là do người bệnh hút thuốc lá lâu năm hoặc viêm phế quản cấp tính tái đi tái lại nhiều lần mà không có các biện pháp điều trị sớm hay phù hợp để chữa dứt điểm.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Hầu hết bệnh nhân bị viêm nhiễm ở phổi 90% là do virus, 10% còn lại gây ra bởi vi khuẩn. Đây là những nguyên nhân căn cốt gây viêm phế quản.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác dẫn đến căn bệnh về hô hấp này như:

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Nguyên nhân gây viêm phế quản

  • Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản (88% số người nghiện hút thuốc bị viêm phế quản mạn tính)
  • Môi trường ô nhiễm: bụi công nghiệp, khí hậu ẩm ướt, lạnh, tiếp xúc nhiều bụi, khí độc hữu cơ, vô cơ.
  • Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản phát triển.
  • Yếu tố cơ địa: cơ địa dị ứng
  • Yếu tố thuận lợi: người cao tuổi hút thuốc lá, môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt.

Triệu chứng khi bị bệnh viêm phế quản

Khi bị viêm phế quản, bệnh nhân thường có một số triệu chứng phổ biến của viêm đường hô hấp trên như:

  • Sốt nhẹ, cơ thể thấy đau nhức, mệt mỏi
  • Có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi
  • Cổ họng đau rát, ho nhiều, thở khò khè
  • Có thể thấy tức ngực
  • Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể sốt cao 39 – 40 độ, ho nhiều. Trong cổ họng thấy vướng víu, khi khạc ra thấy đờm trắng, đục, có màu xanh hay vàng, đôi khi lẫn cả máu.

Triệu chứng viêm phế quản

Triệu chứng viêm phế quản

Nếu người bệnh bị viêm phế quản mãn tính, thường có xuất hiện sẹo ở niêm mạc của các ống phế quản và tình trạng sản xuất chất nhờn quá mức. Lâu dần, những lớp màng ở ống phế quản cũng như ở đường hô hấp sẽ dày lên và cuối cùng có thể cũng trở thành sẹo.

Khi đó, các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính có thể là ho nhiều hơn vào buổi sáng hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.

Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về hô hấp khác, khiến người bệnh chủ quan và không điều trị dứt điểm. Bệnh càng kéo dài lâu càng dễ gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Một số biện pháp điều trị khi bị bệnh viêm phế quản

Nếu bị viêm phế quản cấp, bệnh nhân thường có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng cũng như uống nước đầy đủ. Tránh ở môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ không tự khỏi mà phải dùng đến các phương pháp hỗ trợ điều trị. Đặc biệt là việc dùng các loại thuốc.

Thuốc Tây y chữa triệu chứng bệnh viêm phế quản

Một số loại thuốc Tây được sử dụng để chữa bệnh viêm phế quản bao gồm:

  • Thuốc long đờm

Đờm nhiều là một triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Đờm ứ đọng nhiều ở phế quản làm ảnh hưởng đến đường dẫn khí và có thể gây ra viêm.

Khi bạn dùng thuốc long đờm thì sẽ tạo điều kiện để tống hết cá chất nhầy ra ngoài, giúp cho đường dẫn khí được thông thoáng và sạch sẽ hơn, giúp cho bệnh nhanh khỏi.

  • Thuốc giảm ho

Bạn có thể dùng một số loại thuốc ho để hạ bớt cơn ho để giữ cho phế quản khôn bị tổn thương do ho quá nhiều.

Thuốc giảm ho - hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Thuốc giảm ho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Chú ý không nên dùng thuốc với liều quá cao để cắt dứt hẳn các cơn ho vì dùng thuốc như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Một nguyên nhân nữa là ho cũng sẽ giúp tống các vi khuẩn ra ngoài cơ thể.

  • Thuốc chống tắc nghẽn phế quản

Khi dùng thuốc này có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng , giúp cho phế quản được thông thoáng hơn, hạn chế được sự phát triển của vi rút gây bệnh.

  • Thuốc kháng vi khuẩn, virus

Để trị viêm phế quản có thế dùng một số loại thuốc kháng sinh để diệt các loại vi rút gây bệnh. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà nên dùng kháng sinh theo các liều lượng hợp lý để tranh các tác dụng phụ. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm phế quản như: benzylpenicillin, augmentin, ceftriazon…

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn

Bên cạnh đó kết hợp điều trị viêm phế quản với những biện pháp sau để triệt tiêu bệnh nhanh hơn:

  • Nếu bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ thì cho uống một số loại thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol như panadol, efferalgan… Đồng thời cho uống thêm oresol và nước hoa quả để bù lại lượng nước thất thoát trong thời gian sốt.
  • Trường hợp người bệnh khó thở, nghe có tiếng rít cần kết hợp chữa trị thêm với các loại thuốc giãn phế quản như salbutamol hay theophyllin…
  • Để có thể loại bỏ được bệnh viêm phế quản bạn cần dùng kết hợp đồng thời cả thuốc chữa triệu chứng và các loại thuốc diệt vi khuẩn, vi rút.

Thuốc Đông y chữa trị bệnh viêm phế quản

Theo Đông y, viêm phế quản do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt làm thương phế, thận, phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều

Bài thuốc đông y chữa viêm phế quản như sau: Hạnh nhân, tử uyển, tiền hồ mỗi loại 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g. Nếu đờm nhiều, rêu lưỡi trắng, thêm bán hạ 12g, trần bì 8g. Nếu có hen suyễn thì bỏ cát cánh, thêm ma hoàng 6g. Sắc uống ấm trong ngày chia 2 lần sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.

Bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị thì các bạn cũng có thể tìm hiểu những cách chữa được lưu truyền trong dân gian để vận dụng chữa trị cũng khá hiệu quả.

  • Bài thuốc 1: Chữa viêm phế quản với gừng và mật ong:

Bài thuốc trị viêm phế quản từ gừng và mật ong

Bài thuốc trị viêm phế quản từ gừng và mật ong

Gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g, mật ong. Cho gừng, rễ chè vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc một lúc, sau đó lọc chắt lấy nước thuốc, đổ mật ong vào nước thuốc, khuấy đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

  • Bài thuốc 2: Trị viêm phế quản bằng dầu bạch đàn

Lấy vài giọt tinh dầu bạch đàn cho vào một bát nước sôi. Lấy khăn che đầu để hít hơi nước. Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu xoa trực tiếp vào ngực, có tác dụng hỗ trợ loại bỏ chất nhầy và cải thiện chức năng hô hấp.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Để hạn chế việc mắc phải bệnh viêm phế quản cũng như ngăn ngừa bệnh thêm trầm trọng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Cố gắng điều trị triệt để và kịp thời các chứng bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp trên, bởi chúng chính là những tác nhân gây bệnh chủ yếu.
  • Nên giữ gìn cũng như bảo vệ đường thở một cách cẩn thận đặc biệt là ở những nơi ô nhiễm và có nhiều khói bụi, hóa chất… Khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột cần chú ý giữ ấm cho cơ thể.
  • Không hút thuốc cũng như sử dụng những chất kích thích khác. Đồng thời, chú ý tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng khác như phấn hoa, lông chó mèo, mỹ phẩm…
  • Duy trì và tăng cường luyện tập, vận động để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Mặc dù bệnh viêm phế quản cấp có thể tự khỏi nhưng không nên vì thế mà người bệnh chủ quan với căn bệnh này. Hãy điều trị dứt điểm các dấu hiệu của bệnh ngay từ ban đầu để tránh bệnh càng thêm nặng và phát triển thành viêm phế quản mãn tính.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo