Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm thế nào cho mau khỏi và an toàn?

“Chào bác sĩ. Con trai tôi mới được 11 tháng tuổi, hơn chục ngày hôm nay cháu bị ngạt mũi khó thở và rất lười bú mẹ. Tôi có sử dụng nước muối sinh lý natri 0,9% để nhỏ nhưng vẫn không thấy đỡ. Rất mong được bác sĩ tư vấn giúp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm thế nào để mau khỏi bệnh? Tôi xin cám ơn bác sĩ!” (Ánh Liên – Bắc Ninh)

Tư vấn:

Chị Ánh Liên thân mến! Trước hết xin cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia tư vấn dưới đây:

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi không phải là hiếm gặp, bởi khi trẻ sinh ra, sức đề kháng và hệ miễn dịch vẫn còn rất kém. Khi còn trong bụng mẹ trẻ sống trong môi trường vô khuẩn, nên khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây nên tình trạng nghẹt và sổ mũi.

Đây cũng là triệu chứng thông thường của các bệnh như: cảm cúm, viêm mũi dị ứng, cảm sốt…

Trẻ sơ sinh thường bị ngạt mũi bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất kém

Trẻ sơ sinh thường bị ngạt mũi bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất kém

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm thế nào?

Trẻ bị ngạt mũi làm thế nào? Khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cha mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng đặc biệt là khi bé quấy khóc, lười bú… Lúc này, điều trị bằng nước muối sinh lý cho trẻ là cách hữu hiệu nhất để bé hết ngạt mũi mà lại an toàn, hiệu quả. Benhtaimuihong.net xin giới thiệu cho bạn cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh để dứt điểm chứng ngạt mũi của bé như sau:

  • Bước 1: Trước tiên, đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang một bên. Sau đó, đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi của trẻ, lưu ý không được đặt quá sâu vào trong hốc mũi của bé.
  • Bước 2: Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển pha loãng đều được. Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi của bé, không được đặt đầu ống nhỏ vào quá sâu mũi của bé.
  • Bước 3: Thực hiện tương tự động tác trên với đầu trẻ ở tư thế nghiêng đối với bên hốc mũi còn lại.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm thế nào

Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển pha loãng đều được.

  • Bước 4: Sau khi đã nhỏ nước mũi cho bé từ 30 – 60 giây, đợi cho nước muối sinh lý thẩm thấu vào và làm loãng dịch mũi trong hốc thì dùng bóng hút đờm để nhớt toàn bộ dịch mũi ra. Khi sử dụng bóng hút dịch một bên cần bóp xẹp bóng hút xuống, rồi đưa đầu hút vào trong của mũi, tuyệt đối không được đưa quá sâu vào mũi và lấy tay bịt bên mũi kia rồi buông bóng phình ra.
  • Bước 5: Rửa bóng hút mũi, rồi bóp mạnh bóng hút mũi để đảm nhớt trong bóng xì vào khăn hay miếng giấy. Khi hú hết cả hai hốc mũi, mũi bóng hút sẽ được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước. Thực hiện nhỏ mũi và hút mũi cho bé 4 lần/ngày cho tới khi thấy trẻ không còn triệu chứng bị ngạt mũi nữa.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi đúng cách

Vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thời tiết, Do đó, bé rất dễ bị ngạt mũi, sổ mũi. Lúc này, trẻ cần được quan tâm sát sao. Cha mẹ chú ý mặc ấm cho bé nhất là cổ họng, ngực và chân tay. Lưu ý, tuyệt đối không để quạt chiếu thẳng vào người bé hoặc quấn quá nhiều quần áo vì sẽ làm toát mồ hôi trẻ rất dễ bị viêm phổi. Chỉ cần mặc đủ ấm cho bé, chất vải thoáng mát, không quá lạnh hay quá nóng là được.

Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ cho rằng khi trẻ sơ sinh bị ốm không nên tắm rửa cho bé. Điều này là sai lầm. Vì khi trẻ bị ngạt mũi khó thở mà không được vệ sinh sạch sẽ, khiến cho vi khuẩn, virus tấn công trẻ do đó không nên kiêng tắm ngay cả khi trẻ bị ốm.

Việc tắm cho bé cũng cần thực hiện đúng cách, cần cho bé tắm ở trong phòng kín không được có gió, tắm bằng nước ấm không quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm phải lau khô người cho bé trước khi mặc quần áo.

Cần cho bé tắm ở trong phòng kín không được có gió

Cần cho bé tắm ở trong phòng kín không được có gió

Chị Liên thân mến, khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, bé sẽ thấy rất khó chịu, do đó việc lười bú là rất bình thường. Chị cần duy trì đủ lượng sữa cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất kể khi nào trẻ muốn. Trước khi cho con bú, nên nhỏ mũi và hút mũi sạch sẽ để mũi được thông thoáng và bé sẽ bú được nhiều hơn.

Việc sử dụng thuốc nhỏ mũi hay bất kì loại thuốc kháng sinh nào, cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng để hút mũi cho bé, vì miệng của người lớn có chứa nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu thấy tình trạng bệnh của bé kéo dài, không đỡ cần đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị đúng cách.

Mong rằng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp chị Liên giải đáp được thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm thế nào. Chúc bé nhà chị mau chóng khoẻ mạnh!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo