Mecefix – Thuốc kháng sinh chữa các bệnh hô hấp cho hiệu quả ra sao? Tác dụng phụ, liều dùng và giá bán

Mecefix là thuốc gì và tác dụng của nó như thế nào? Thuốc được sử dụng như thế nào, liều dùng ra sao? Người bệnh có thể mua thuốc Mecefix ở đâu, với giá bao nhiêu? Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần tìm hiểu kĩ các thông tin này để cho hiệu quả dùng tốt, an toàn nhất.

>> Cefixim 100mg là thuốc gì? Có tốt không? Liều dùng và giá bán của thuốc

>> Amoxicillin là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán bao nhiêu?

Mecefix là thuốc gì?

Mecefix là một loại kháng sinh với dược chất chính là Cefixime. Mecefix thuộc nhóm cephaloaporin. Đây là một loại thuốc được dùng để chữa một số bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn.

Mecefix có những dạng nào?

Thuốc Mecefix có dạng dạng bào chế và quy cách đóng gói như sau:

  • Mecefix-B.E viên nang với các quy cách đóng gói: 50mg, 75mg, 150mg, 200mg, 250mg.
  • Mecefix-B.E cốm pha hỗn dịch với các dạng đóng gói: 50mg, 75mg, 150mg, 200mg, 250mg.

Tác dụng của thuốc Mecefix

Mecefix có tác dụng trong phòng thí nghiệm và cả trên lâm sàng với rất nhiều các loại vi khuẩn khác nhau. Nhờ cơ chế diệt khuẩn của mình, Mecefix có những công dụng sau đây:

  • Thuốc Mecefix thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa.
  • Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường sinh dục như: bệnh lậu ở cổ tử cung là niệu đạo không có biến chứng, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu…
  • Ngoài ra, Mecefix còn được dùng để loại bỏ vi khuẩn, hỗ trợ điều trị chứng nhiễm khuẩn ở ngoài da và các mô mềm.

Mecefix là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn

Mecefix là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn

Chỉ định

Như đã đề cập, thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Đối với các bệnh do virus, Mecefix sẽ không phát huy tác dụng.

Một số bệnh lý do vi khuẩn có thể được chỉ định Mecefix bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do: khuẩn E. coli, Proteus mirabilis, citrobacter spp, Enterobacter – spp, Klebsiella spp, Proteus spp…
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do Enterobacteriaceae nhạy cảm, viêm thận – bể thận.
  • Bệnh ở đường sinh dục: bệnh lậu chưa có biến chứng do Neisseria gomorrhoeae (kể cả các chủng tiết beta – lactamase); bệnh lỵ do Shigella nhạy cảm (kể cả các chủng kháng ampicilin).
  • Chữa viêm amidan, viêm họng do Streptococcus pyogenes
  • Viêm phổi do lây nhiễm ở thể nhẹ và vừa, bệnh thương hàn do Salmomella typhi (kể cả chủng đa kháng thuốc)
  • Viêm phế quản do Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis.
  • Viêm tai giữa do Haemophilus influenzae (kể cả chủng tiết beta – lactamase), Moraxella cartarrhalis (kể cả chủng tiết beta – lactamase). Streptococcus pyogenes.

Chống chỉ định

Không dùng Mecefix cho các trường hợp quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Người bệnh có tiền sử quá mẫn với cefixim hoặc với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác, người từng bị sốc phản vệ do penicilin.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc Mecefix

Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và liều dùng thuốc Mecefix theo khuyến cáo của các bác sĩ và nhà sản xuất như sau:

Cách sử dụng thuốc Mecefix

2 dạng của thuốc Mecefix được nhà sản xuất hướng dẫn sử dụng như sau:

  • Thuốc cốm pha hỗn dịch: Đối với dạng bột pha huyền dịch được pha với nước sôi để nguội, hòa tan và uống trực tiếp sau khi pha. Người bệnh có thể uống thuốc trước hoặc sau khi ăn đều được.
  • Thuốc dạng viên nén: Được uống trực tiếp bằng cách nuốt trọn viên thuốc với một cốc nước đầy. Không nên ngâm thuốc với nước hoặc nghiền nát viên thuốc trước khi uống.

Liều lượng sử dụng thuốc Mecefix cho người lớn và trẻ em

Đối với mỗi loại bệnh và đối tượng lại có liều lượng sử dụng thuốc Mecefix khác nhau:

Các bệnh về đường hô hấp dùng liều Mecefix thông thường

Các bệnh về đường hô hấp dùng liều Mecefix thông thường

– Liều dùng Mecefix cho người lớn:

  • Với hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp như: viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan, điều trị viêm xoang, viêm phế quản cấp… người bệnh nên dùng 400mg/ ngày trong 1 liều duy nhất hoặc làm 2 liều/ ngày.
  • Để điều trị lậu không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae (kể cả những chủng tiết beta-lactamase): dùng liều 400mg (một lần duy nhất, phối hợp thêm với một kháng sinh có hiệu quả đối với Chlamydia có khả năng bị nhiễm cùng).
  • Với lậu lan toả đã điều trị khởi đầu bằng tiêm ceftriaxon, cefotaxim, ceftizoxim hoặc spectinomycin: dùng 400mg chia làm 2 lần/ngày.

Với các bệnh nhiễm khuẩn ở người lớn thường được chỉ định dùng Mecefix trong 5 – 7 ngày. Khi có suy thận cần điều chỉnh liều cho phù hợp.

– Liều dùng thuốc Mecefix cho trẻ em:

  • Đối với trẻ trên 12 tuổi hoặc nặng trên 50kg thì dùng liều như ở người lớn.
  • Trẻ trên 6 tháng đến 12 tuổi dùng 8mg/ kg/ ngày. (Có thể dùng duy nhất 1 liều trong ngày hoặc chia ra làm 2 lần mỗi ngày)
  • Đối với trẻ dưới 6 tuổi, hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được hiệu quả và tính an toàn của thuốc Mecefix đối với trẻ sơ sinh. Do vậy, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé trước khi xin ý kiến chỉ định của bác sĩ.

Với trẻ em, thời gian điều trị bằng thuốc Mecefix sẽ phụ thuộc vào tùy từng loại nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cha mẹ nên duy trì liều cho bé thêm 48 – 72 giờ sau khi các triệu chứng của bệnh đã hết. Nếu ngưng thuốc đột ngột có thể khiến bệnh phát trở lại hoặc làm bé bị kháng thuốc.

Tham khảo: Thời gian điều trị thông thường cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên rơi vào khoảng 5 – 10 ngày. Nếu do Streptococcus nhóm A tan máu beta: phải điều trị ít nhất 10 ngày để phòng thấp tim. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và viêm tai giữa: 10 – 14 ngày.

Không tự ý sử dụng thuốc Mecefix cho trẻ sơ sinh

Không tự ý sử dụng thuốc Mecefix cho trẻ sơ sinh

– Liều dùng với người bệnh suy thận:

Tùy thuộc vào độ thanh thải creatinin ở người suy thận mà bệnh nhân có thể điều chỉnh liều cho phù hợp:

  • Người bệnh có độ thanh thải creatinin trên 60 ml/ phút: không cần điều chỉnh liều.
  • Người bệnh có độ thanh thải creatinin dưới 21 – 60 ml/ phút: dùng liều 300mg/ ngày
  • Những bệnh nhân chạy thân nhân tạo không cần bổ sung thêm liều Mecefix do thuốc không bị mất đi qua thẩm phân máu.

Tác dụng phụ của thuốc Mecefix

Thành phần Cefixime trong Mecefix có thể gây phản ứng phản vệ (bao gồm sốc và tử vong); làm phát triển quá mức C. difficile, gây tiêu chảy từ nhẹ đến viêm đại tràng gây tử vong; tăng nguy cơ phát triển các vi khuẩn kháng thuốc; tăng nguy cơ chảy máu.

Khi sử dụng thuốc Mecefix có thể gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, sốt, buồn nôn hoặc nôn. Ở một số bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…

Bên cạnh đó một số bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng như phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay ở nhiều vùng trên cơ thể.

Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ hiếm gặp như: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hoặc thay đổi chức năng gan hay chức năng thận.

Thuốc có thể gây ra hiện tượng viêm kết tràng giả mạc, tăng nhất thời SGPT, SGOT, phosphatase kiềm, làm tăng tạm thời BUN (chỉ số đánh giá chứng năng gan thận) hoặc Creatinin. Kéo dài thời gian prothrombin – thời gian đông huyết tương với sự can thiệp của calci và thromboblastin đưa từ ngoài vào. (hiếm gặp).

Mecefix cũng có thể gây viêm âm đạo, bệnh nấm Candida.

Khi gặp những tác dụng phụ không mong muốn được đề cập hoặc chưa được đề cập ở trên hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ, tránh các được các tác động xấu có thể xảy ra.

Mecefix có thể gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm

Mecefix có thể gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Mecefix

Trước khi sử dụng thuốc Mecefix, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang gặp phải những tình trạng sau:

– Có tiền sử dị ứng với penicilin và các cephalosporin khác: do có sự quá mẫn cảm với các kháng sinh nhóm beta – lactam, bao gồm: penicilin, cephalosporin và cephamycin.

– Người có tiền sử bị bệnh về tiêu hóa và viêm đại tràng: nhất là khi phải điều trị trong thời gian dài. Có thể những bệnh nhân này đã phát triển các vi khuẩn kháng thuốc, đặc biệt là Clostridium difficile ở ruột làm tiêu chảy nặng.

– Người bị suy thận hoặc đang lọc máu ngoài thận.

– Phụ nữ có thai: Cho đến nay, chưa có dữ liệu đầy đủ nghiên cứu về sử dụng Mecefix ở phụ nữ mang thai, trong lúc chuyển dạ và sinh con. Vì vậy chỉ sử dụng Mecefix cho những trường hợp này khi thật cần thiết.

– Phụ nữ đang cho con bú: Chưa có kết luận chính xác là Mecefix có được truyền qua sữa mẹ hay không. Chính vì vậy, trong thời gian đang dùng thuốc, các mje có thể tạm ngừng cho con bú. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách sử dụng đúng đắn nhất.

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Như đã đề cập ở phần trên, cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng loại thuốc này nếu không có chỉ định của bác sĩ.

– Người cao tuổi: Nhìn chung không cần điều chỉnh liều, trừ khi có suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 60ml/phút).

Trường hợp quên một liều Mecefix phải làm gì?

Người bệnh cần bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu nó quá gần với thòi gian của liều tiếp theo, hãy bỏ qua và dùng thuốc như kế hoạch.

Tránh sử dụng gấp đôi liều để bù lại cho lượng thuốc đã quên. Điều này sẽ gây ra tình trạng quá liều rất nguy hiểm.

Trường hợp quá liều thuốc Mecefix

Khi người bệnh sử dụng thuốc Mecefix quá liều, có thể gặp những biểu hiện như: sốc phản vệ, hôn mê hoặc không thở được… Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Chính vì vậy, khi gặp các biểu hiện nói trên, cần tới các bệnh viện gần nhất hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khi bị quá liều, càn đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay để xử lý kịp thời

Khi bị quá liều, càn đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay để xử lý kịp thời

Tương tác của thuốc Mecefix

Mecefix có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Chất Cefixime trong Mecefix có thể làm tăng nồng độ Carbamazepinekhi dùng đồng thời.
  • Warfarin và các thuốc chống đông máu khác: Dùng đồng thời Mecefixvới các thuốc này làm tăng thời gian prothrombin, tăng nguy cơ chảy máu.
  • Cefixime cho phản ứng dương tính giả trong xét nghiệm ketones nước tiểu.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của thuốc Mecefix không?

Mecefix có thể gây đau bụng, làm hại đến dạ dày. Do đó, hãy uống thuốc kèm với thức ăn hoặc sữa.

Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Cách bảo quản thuốc Mecefix

Thuốc cần phải được bảo quản trong hộp kín, tránh xa tầm tay của trẻ em. Mecefix dạng viên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Mecefix dạng hỗ dịch bảo quản trong tủ lạnh, đậy kín và nếu không sử dụng sau 14 ngày, cần bỏ thuốc đi, không được sử dụng. Không được đông lạnh thuốc.

Thuốc Mecefix có tốt không?

Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn khá hiệu quả. Tuy nhiên, cũng như các loại kháng sinh khác, nếu người bệnh quá lạm dụng hoặc sử dụng sai cách sẽ gây ra hiện tượng quá liều hoặc nhờn thuốc, làm giảm hiệu quả của đợt điều trị bằng Mecefix tiếp theo.

Chính vì vậy, thuốc có tốt hay không là do cách chúng ta sử dụng. Hãy tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng và thời gian sử dụng của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Giá thuốc Mecefix là bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

2 dạng Mecefix phổ biến trên thị trường hiện nay:

  • Thuốc Mecefix BE 75mg dạng bột để pha hỗn dịch: có giá 155.000 đồng/ hộp 20 gói.
  • Với dạng viên nang có giá 6500 – 7500 đồng/ viên. Các đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên.

Người bệnh có thể tìm mua thuốc tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. Hãy tới các địa chỉ uy tín để mua được thuốc đảm bảo chất lượng.

Trên đây là những thông tin về thuốc Mecefix mà benhtaimuihong.net đã tổng hợp cho bạn. Mong rằng chúng sẽ hữu ích cho bạn trong trường hợp nào đó. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo