Viêm amidan: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Viêm amidan là bệnh lý viêm nhiễm của đường hô hấp rất phổ biến và thường gặp đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ, có nhiều trường hợp bệnh xảy ra ở người trưởng thành. Bệnh phát triển qua các giai đoạn cấp tính và mãn tính, nếu không được điều trị sớm sẽ phát triển, lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

>> Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

>> Viêm amidan cấp tính: Nhận biết sớm triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh viêm amidan là gì?

Amidan là cơ quan có chức năng sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể nhằm chống lại các tác nhân, vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn và đường thở. Cấu trúc của amidan khá đặc biệt gồm nhiều hốc và múi – đây là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, làm tổ và gây viêm nhiễm.

Viêm amidan là bệnh lý viêm nhiễm ở vùng amidan

Viêm amidan là bệnh lý viêm nhiễm ở vùng amidan

Viêm amidan hay còn gọi là viêm hạch hạnh nhân (Tonsllistis) là tình trạng bệnh viêm nhiễm ở amidan, khi trong các hốc và múi amidan bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến tổn thương, khiến các tế bào biểu mô phủ amidan bị biến đối ác tính.

Bệnh viêm amidan có 2 thể thường gặp là 2 giai đoạn phát triển của bệnh là thể cấp tính và thể mãn tính, quá phát. Viêm amidan cấp tính giai đoạn phát triển đầu của bệnh, nếu không được điều trị tốt, bệnh sẽ phát triển sang mãn tính dẫn đến nhiều thể biến chứng nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là viêm amidan hốc mủ.

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng trong các hốc, múi của amidan xuất hiện mủ có màu trắng như sữa, khi các hốc mủ này bị nhiễm trùng sẽ có mủ và cặn bã, chất xơ viêm,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên nhân viêm amidan thường gặp

Amidan là một tổ chức bạch huyết lympho bình thường, có vai trò quan trọng như “hàng rào” miễn dịch tạo ra các kháng thể để bảo vệ đường hô hấp, tránh các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường hầu, họng. Viêm amidan xảy ra khi các cơ họng khi nhai nuốt sẽ gây cọ xát với thức ăn đi qua thành họng sẽ dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Đặc biệt là các kén mủ hình thành trong hốc amidan bị bật ra hình thành các hạt tấm màu trắng như mủ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh viêm amidan

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh viêm amidan 

Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan nhưng phổ biến nhất là do bị vi khuẩn tấn công và sức đề kháng của cơ thể kém. Các vi khuẩn thường gặp gây viêm amidan là: H.influenzae, tụ cầu, xoắn khuẩn Vincent, liên cầu khuẩn nhóm A,… Các vi khuẩn này nếu không được điều trị tốt sẽ gây viêm họng, amidan dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như làm tổn thương cầu thận, bao khớp, van tim,…

Ngoài ra, bệnh có nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, hút thuốc lá nhiều, thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể bị nhiễm lạnh.. Những người có sức đề kháng kém như: Trẻ bị còi xương, người cao tuổi,… cũng dễ mắc bệnh.

Triệu chứng viêm amidan

Biểu hiện viêm amidan thường gặp và rõ ràng nhất là ho, sốt, nôn trớ, đau họng, khó thở, khò khè, nổi hạch, khó khăn khi nuốt, cổ họng sưng và đau,… Ngoài ra, ở các giai đoạn phát triển cấp tính, mãn tính bệnh cũng sẽ có một số biểu hiện riêng như:

Triệu chứng của bệnh là amidan bị sưng tấy, đỏ và có mủ trắng

Triệu chứng của bệnh là amidan bị sưng tấy, đỏ và có mủ trắng

Biểu hiện viêm amidan cấp tính

  • Sốt cao, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau rát họng
  • Ho nhiều thành từng cơn, ho có đờm nhày, khản tiếng, đau tức ngực
  • Môi khô, lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng bẩn
  • Nếu bệnh do virus gây ra vùng niêm mạc họng sẽ bị đỏ rực, xuất tiết trong, amidan và các tổ chức bạch huyết của thành họng bị sưng to và đỏ. Kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, ho, khản tiếng, viêm kết mạc.
  • Nếu bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn, amidan sẽ bị sưng to và đỏ, trên về mặt amidan có nhiều chấm mủ trắng hoặc mảng bữa trắng. Hạch dưới hàm sưng, đau.

Biểu hiện viêm amidan mãn tính

  • Sốt nhẹ hoặc không bị sốt
  • Họng ngứa rát, khó chịu khi nuốt, ho khan khặc nhổ, hơi thở có mùi hôi
  • Ho khan từng cơn, đặc biệt vào buổi sáng khi mới ngủ dậy
  • Khản tiếng, mất giọng
  • Hơi thở khò khè, đêm ngủ ngáy to, khó nuốt,… đặc biệt nguy hiểm bệnh nặng có thể gây ngưng thở ở trẻ em khi ngủ.

Biến chứng của bệnh viêm amidan

Bệnh viêm amidan nếu không được phát hiện, điều trị tốt, để bệnh phát triển thành mãn tính, viêm amidan hốc mủ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đặc biệt, khi bị viêm amidan mãn tính có nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu nhóm A (St.pyogenes). Loại vi khuẩn này có cấu trúc gần giống với tổ chức của bao khớp, cầu thận, tổ chức của tim, nên khi St.pyogenes xuất hiện gây bệnh ở amidan cơ thể sẽ hình thành các kháng thể chống lại chúng và đồng thời sẽ chống lại các tổ chức của mình. Tình trạng này là bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng không tốt đến bao khớp, cầu thận, tim,…

Ngoài ra, viêm amidan nếu không được điều trị tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm xoang, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, áp-xe amidan,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đường hô hấp.

Nguyên tắc và các phương pháp điều trị viêm amidan

Để hạn chế bệnh viêm amidan và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Trong điều trị viêm amidan cần tuân theo các nguyên tắc để vừa đẩy lùi các triệu chứng bệnh vừa tiêu diệt căn nguyên của bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát, lây lan.

Khám và kiểm tra tình trạng bệnh trước khi điều trị

Khám và kiểm tra tình trạng bệnh trước khi điều trị

– Trước khi điều trị người bệnh cần được khám, kiểm tra chuyên khoa tai mũi họng, xét nghiệm vi sinh bệnh phẩm gồm: chất nhày họng, mủ trong hốc amidan,… để xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

– Tùy vào từng tình trạng, nguyên nhân của bệnh sẽ có phác đồ khác nhau. Người bệnh có thể được can thiệp bằng thuốc điều trị hoặc sử dụng các phương pháp ngoại khoa cắt bỏ amidan.

Chữa viêm amidan có nhiều phương pháp như điều trị bằng tây y, đông y, dân gian,… tùy thuộc vào tình trạng bệnh và đặc điểm cơ địa của từng người mỗi phương pháp sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Người bệnh nên đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Chữa viêm amidan bằng Tây y

Điều trị viêm amidan trong Tây y được tiến hành với các phương pháp nội khoa và ngoại khoa, phù hợp với từng tình trạng, mức độ của bệnh.

  • Điều trị nội khoa

Là phương pháp sử dụng các loại thuốc điều trị để ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của bệnh viêm amidan. Đây là cách chữa được nhiều người lựa chọn, tiện lợi, dễ sử dụng và có tác dụng nhanh chóng. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là: thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc ho, thuốc hạ sốt, súc họng,… Tùy vào từng tình trạng và triệu chứng của bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

  • Điều trị ngoại khoa

Là phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa, được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng dùng thuốc điều trị không cho hiệu quả tốt.  Phương pháp này có thể loại bỏ tức thì vùng amidan bị viêm, khỏi bệnh nhanh chóng. Hiện nay y học hiện đại có nhiều phương pháp cắt viêm amidan hoàn toàn không gây đau đớn, mệt mỏi và xâm lấn.

Cắt amidan được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng và không thể can thiệp được bằng thuốc

Cắt amidan được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng và không thể can thiệp được bằng thuốc

Ưu điểm: Phương pháp điều trị viêm amidan bằng tây y cho hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng, giảm ngay các triệu chứng bệnh và có thể trị bệnh tận gốc.

Nhược điểm: Sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm amidan có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe. Phương pháp phẫu thuật không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng và nếu không được tiến hành đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương, xâm lấn đến các cơ quan xung quanh.

Chữa viêm amidan bằng Đông y

Phương pháp chữa viêm amidan bằng Đông y cũng là một trong những cách chữa viêm amidan hiệu quả, an toàn được nhiều người bệnh lựa chọn và bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Đông y, sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên an toàn với cơ thể. Các thành phần dược tính của thuốc giúp điều trị bệnh từ bên trong, tận gốc căn nguyên của bệnh.

Ưu điểm: Thuốc đông y an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Thuốc có thể tác động vào tận gốc căn nguyên của bệnh, giúp làm lành tổn thương nhanh chóng, giảm triệu chứng bệnh, tái tạo niêm mạc amidan và bảo vệ amidan trước các tác nhân gây bệnh hạn chế nguy cơ tái phát, lây lan.

Nhược điểm: Thời gian điều trị dài người bệnh phải kiên trì dùng thuốc theo lộ trình trong thời gian dài. Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Chữa viêm amidan bằng dân gian

Có nhiều bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời có tác dụng chữa viêm amidan hiệu quả và an toàn. Thuốc dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc trong cuộc sống để điều trị bệnh nên rất an toàn và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

Chữa viêm amidan bằng dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Chữa viêm amidan bằng dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Một số loại nguyên liệu thường dùng trong điều trị viêm amidan mang lại hiệu quả tốt như: nước muối loãng, mật ong, chanh tươi, gừng, tỏi,…

Ưu điểm: Chữa viêm amidan bằng dân gian dễ thực hiện, sử dụng nguyên liệu quen thuộc rẻ tiền và có thể chữa ngay tại nhà. Phương pháp dân gian rất an toàn với sức khỏe, phù hợp với các đối tượng có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.

Nhược điểm: Phương pháp dân gian chỉ cho hiệu quả khi điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, triệu chứng bệnh nhẹ. Tác dụng của thuốc tương đối chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài và tùy thuộc cơ địa từng người.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trong phòng tránh viêm amidan

Để phòng tránh bệnh viêm amidan và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách thay đổi chính thói quen sinh hoạt, vệ sinh, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày của mình.

  • Giữ vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ: Đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, súc họng bằng nước muối loãng thường xuyên trước khi đánh răng.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, làm việc trong môi trường ô nhiễm phải sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin, kháng chất, chất xơ,… để tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy bị vi khuẩn tấn công và mắc bệnh.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích có hại cho cổ họng và đường hô hấp.

Người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng bệnh lý viêm amidan vì đây là bệnh lý phổ biến, thường gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được điều trị tốt. Đặc biệt, cha mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng bệnh viêm amidan để phòng tránh cho con, bởi trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và dễ bị biến chứng nguy hiểm. 

Chia sẻ của Thác sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Huy – Bác sĩ Bệnh viện Tai – Mũi – Họng trung ương về bệnh amidan và viêm amidan ở trẻ em:

Chữa viêm họng bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường tốt không? Giá bao nhiêu? Để giúp quý độc giả gỡ rối, benhtaimuihong xin cung cấp thông tin để mọi người tham khảo và đưa ra quyết định chữa trị viêm họng, đúng đắn, kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo