Hydrocortisone trị viêm mũi dị ứng có tốt không? Liều dùng và giá bán của thuốc là bao nhiêu?

Hydrocortisone là một loại thuốc corticosteroid hay steriod. Nó hoạt động bằng cách làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể từ đó giúp giảm đau, ngứa và sưng. Thuốc có công dụng gì? Liều dùng và thuốc Hydrocortisone giá bao nhiêu? Mời bạn đọc tham khảo thêm thông tin về loại thuốc này qua bài viết sau đây.

>> Thuốc Telfadin trị viêm mũi dị ứng có tốt không? Giá thuốc là bao nhiêu?

>> Thuốc viêm mũi dị ứng Telfast có tốt không? Giá bao nhiêu?

Hydrocortisone là thuốc gì?

Hydrocortisone có tên biệt dược là Hydrocortisone sodium succinate. Thành phần chính của thuốc là Hydrocortisone acetate. Đây là một loại thuốc corticosteroid hay steriod có tác dụng làm giảm sưng, đau, ngứa.

Thuốc Hydrocortisone có 3 dạng: thuốc viên, thuốc dùng tại chỗ và hỗn dịch tiêm. Trong đó, thuốc Hydrocortisone dùng tại chỗ có dạng thuốc mỡ, kem, dung dịch, lotion, bọt, thuốc đặt với các hàm lượng 0.5%, 1% và 2.5%.

Dược lực và cơ chế tác động của Hydrocortisone

Các glucocorticoid đi qua màng tế bào và gắn kết với những thụ thể đặc hiệu trong bào tương. Tiếp theo, các phức hợp này sẽ đi vào nhân tế bào, gắn kết với DNA (chromatin) và kích thích sự phiên mã của RNA thông tin. Quá trình này ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein của các men khác nhau. Các men này lại giữ vai trò thiết yếu trong hiệu quả tác động toàn thân của glucocorticoid.

Dược lý của Hydrocortisone

Dược lý của Hydrocortisone

Tác động dược lý tối đa của các corticosteroid xuất hiện sau khi đã đạt đến nồng độ đỉnh. Điều này chứng tỏ rằng, hầu hết tác động của Hydrocortisone là kết quả của sự tác động lên hoạt tính men hơn là do tác động trực tiếp của thuốc.

Dược động học – Khả năng hấp thụ và thải trừ của thuốc

Hydrocortisone hấp thụ nhanh chóng qua dạ dày, ruột và đạt nồng độ đỉnh sau 1 giờ. Hơn 90% lượng thuốc liên kết với protein huyết tương.

  • Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được vào khoảng 30 – 60 phút sau khi tiêm bắp với bột vô khuẩn Hydrocortisone sodium succinate.
  • Khoảng 40 – 90% Hydrocortisone gắn kết vào protein huyết tương.

Hydrocortisone chủ yếu được chuyển hóa qua gan:

  • 22 – 30% liều tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch được đào thải trong nước tiểu trong vòng 24 giờ
  • Thuốc được đào thải hoàn toàn trong vòng 12 giờ

Tác dụng của thuốc Hydrocortisone là gì?

Hydrocortisone là một glucocorticosteroid tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra. Corticosteroid là chất cần thiết để cơ thể hoạt động tốt. Chất này rất quan trọng đối với sự cân bằng muối và nước và giữ huyết áp bình thường.

Hydrocortisone làm suy giảm đáp ứng của hệ miễn dịch để làm giảm các triệu chứng như đau, sưng và các loại phản ứng dị ứng.

Tác dụng của Hydrocortisone

Tác dụng của Hydrocortisone

Thuốc có tác dụng chống viêm nên được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm khớp, viêm ruột, rối loạn máu hoặc hormone, rối loạn hệ thống miễn dịch, bệnh về da và mắt, các vấn đề hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, ung thư và một số bệnh dị ứng nghiêm trọng.

Thuốc Hydrocortisone cũng được sử dụng để điều trị tình trạng nồng độ Hydrocortisone thấp do các bệnh của tuyến thượng thận (như bệnh Addison, suy vỏ thượng thận).

Chỉ định dùng thuốc Hydrocortisone trong trường hợp nào?

Các trường hợp sau có thể được chỉ định dùng Hydrocortisone:

  • Rối loạn nội tiết: Suy thượng thận tiên phát hay thứ phát, suy vỏ thượng thận, tăng sản thượng thận bẩm sinh, viêm tuyến giáp không sinh mủ, tăng canxi huyết do ung thư
  • Bệnh khớp: Viêm xương khớp sau chấn thương, viêm bao hoạt dịch hay viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em, viêm túi hoạt dịch cấp và bán cấp, viêm mõm lồi cầu, viêm bao gân cấp không đặc hiệu, viêm khớp cấp do thống phong, viêm khớp vảy nến, viêm đốt sống dạng thấp
  • Bệnh tạo keo: Lupus ban đỏ lan tỏa, viêm tim cấp trong bệnh thấp, viêm đa cơ
  • Các bệnh về da: Pemphigus, ban đỏ da dạng cấp tính (hội chứng steven – johnson), viêm da tróc vảy, eczema, viêm da bóng nước do herpes, viêm da tiết bã nhờn nặng.
  • Một số bệnh về hô hấp: Viêm phế quản, viêm mũi dị ứng
  • Các loại bệnh khác: Viêm mắt dị ứng, viêm tai ngoài

Chỉ định dùng Hydrocortisone trong trường hợp nào?

Chỉ định dùng Hydrocortisone trong trường hợp nào?

Chống chỉ định

Không dùng Hydrocortisone trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Nhiễm nấm toàn thân

Cách sử dụng và liều dùng thuốc Hydrocortisone

Mỗi trường hợp bệnh và mỗi bệnh nhân lại có dạng thuốc và liều dùng khác nhau. Tham khảo các khuyến cáo dưới đây của bác sĩ:

Các dạng điều chế của Hydrocortisone và cách sử dụng

Mỗi dạng điều chế của Hydrocortisone lại được chỉ định cho các loại bệnh khác nhau:

  • Các bệnh về da: người bệnh có thể được chỉ định dùng kem bôi Hydrocortisone, thuốc mỡ hoặc lotion.
  • Bệnh trĩ và hiện trượng ngứa hậu môn: sử dụng thuốc mỡ, kem bôi, thuốc dạng bọt hoặc thuốc đặt.
  • Loét miệng: có thể dùng Hydrocortisone dạng viên ngậm
  • Viêm loét đại tràng: sử dụng Hydrocortisone dạng bọt
  • Các bệnh về khớp: sử dụng hỗ dịch tiêm Hydrocortisone
  • Bệnh addison và các rối loạn tuyến thượng thận: dùng thuốc viên
  • Bệnh hen suyễn hoặc dị ứng: có thể được chỉ định thuốc viên
  • Các loại bệnh khác: tham khảo chỉ định của bác sĩ để có dạng thuốc phù hợp nhất với bệnh của bạn

 Mỗi dạng Hydrocortisone lại được dùng trong các bệnh khác nhau

 Mỗi dạng Hydrocortisone lại được dùng trong các bệnh khác nhau

Liều dùng thuốc Hydrocortisone ra sao?

Với tất cả các dạng thuốc Hydrocortisone dùng tại chỗ, người bệnh chỉ nên dùng 1 lượng thuốc mỏng. Liều khởi đầu thường là 100 – 500mg hoặc nhiều hơn tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh. Liều lượng cho từng dạng như sau:

  • Đối với kem thoa da: Sử dụng để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Đối với dạng lotion: Bôi lên vùng da bị ảnh hưởng 2 – 4 lần mỗi ngày.
  • Đối với thuốc mỡ hoặc thuốc dung dịch: Bôi lên vùng da bị ảnh hưởng 3 – 4 lần mỗi ngày.

Các loại thuốc khác bạn nên tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi dùng để có liều lượng chính xác nhất.

*** Liều dùng Hydrocortisone cho trẻ em: Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và cân nặng của bé. Liều dùng thường thấy là khoảng 25mg mỗi ngày và tối đa 15mg/kg.

Cách sử dụng thuốc Hydrocortisone

  • Cách sử dụng thuốc uống:

Hãy uống thuốc cùng với 1 ly nước đầy sau khi ăn. Thức ăn hoặc sữa sẽ giúp cho người bệnh không cảm thấy khó chịu ở dạ dày.

  • Với các thuốc điều trị tại chỗ:

Hãy lấy 1 lượng kem vừa phải, bôi một lớp mỏng lên vùng bị bệnh. Cần rửa sạch tay cả trước và sau khi bôi thuốc (trừ khi bạn đang điều trị ở tay).

Thuốc điều trị tại chỗ dạng kem

Thuốc điều trị tại chỗ dạng kem

  • Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêm:

Trước khi tiêm cần kiểm tra kỹ thuốc tiêm bằng mắt thường để tìm cặn hoặc sự thay đổi màu của dung dịch.

Cách sử dụng dạng lọ có 2 buồng:

  • Ấn vào nút động bằng nhựa để đẩy dung môi vào khoang dưới
  • Lắc nhẹ để hòa tan dung dịch
  • Mở nắp nhựa che phần trung tâm màng ngăn
  • Sát trùng phần trên của màng ngăn bằng một chất diệt khuẩn thích hợp
  • Đâm vuông góc vào tâm của màng ngăn cho đến khi thấy được đầu mũi kim
  • Dốc ngược lọ và rút thuốc ra.

Bên cạnh đó, hãy thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Không nên ngừng sử dụng thuốc khi thấy bệnh đã có dấu hiệu cải thiện. Nếu bạn dừng thuốc đột ngột, bệnh có thể trở nên nặng hơn. Do đó, khi cần thiết, hãy giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn.

Trong trường hợp bạn đã sử dụng thuốc Hydrocortisone thường xuyên trong một thời gian dài hoặc với liều lượng cao, bạn có thể mắc các “triệu chứng cai thuốc” sau khi dừng thuốc đột ngột.

Để ngăn ngừa các triệu chứng này, bao gồm (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau cơ, giảm cân) người bệnh cần giảm liều lượng thuốc dần dần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết rõ hơn và phải thông báo ngay cho họ biết khi bạn có bất kỳ phản ứng cai thuốc nào.

Trường hợp sau một thời gian dùng thuốc đúng liều mà bệnh vẫn không thuyên giảm cũng cần báo lại cho các bác sĩ để chuyển hướng điều trị.

Sử dụng thuốc theo đúng liều quy định

Sử dụng thuốc theo đúng liều quy định

Tác dụng phụ của thuốc Hydrocortisone

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Hydrocortisone dùng tại chỗ?

Khi sử dụng thuốc Hydrocortisone dùng tại chỗ, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Da phồng rộp, bỏng rát, đóng vảy, khô hoặc bong da;
  • Các vấn đề về da: Da bị kích ứng, ngứa da, da bị đỏ hoặc đau nhức lan rộng, da bị sưng, vùng da xung quanh miệng bị đỏ lan rộng, da mỏng, yếu.
  • Da mỏng dễ bị bầm tím có đốm xuất huyết, chậm lành vết thương, đặc biệt thường gặp khi thoa thuốc lên vùng da nhạy cảm như mặt hoặc những nơi có các nếp gấp da (ví dụ như giữa các ngón tay)
  • Suy tim xung huyết trên những bệnh nhân nhạy cảm, cao huyết áp
  • Ứ nước, mất kali, kiềm máu hạ kali
  • Hệ cơ xương: yếu cơ loãng xương, gãy xương bệnh lý, gãy cột sống có chèn ép tủy, hoại tử vô khuẩn
  • Hệ tiêu hóa: loét dạ dày có nguy cơ thủng và xuất huyết, xuất huyết dạ dày, viêm tụy, viêm thực quản, thủng ruột
  • Khả năng chuyển hóa: cân bằng nito âm tính do dị hóa protein
  • Thần kinh: tăng áp lực nội sọ, giả u não, rối loạn tâm thần, động kinh

Tác dụng phụ của Hydrocortisone

Tác dụng phụ của Hydrocortisone

  • Vấn đề về nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, phát triển tình trạng bệnh Cushing, suy giảm tuyến yên thượng thận, giảm dung nạp carbohydrate
  • Biểu hiện của bệnh tiểu đường tiềm ẩn: gia tăng nhu cầu insulin hay các thuốc hạ đường huyết uống trong tiểu đường, chậm phát triển ở trẻ em
  • Vấn đề về mắt: đục thủy tinh thể dưới bao sau, tăng áp lực nội nhãn, lồi mắt
  • Hệ miễn dịch: làm che lấp dấu hiệu nhiễm trùng, kích hoạt nhiễm trùng tiềm ẩn, nhiễm trùng cơ hội. Xuất hiện phản ứng quá mẫn bao gồm phản vệ, có thể làm suy giảm các phản ứng da
  • Các phản ứng phụ sau có liên quan đến trị liệu corticois: phản ứng dạng phản vệ như: co thắt phế quả, phù thanh quản, nổi mề đay…

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Bên cạnh đó, cũng có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào sau khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có cách xử lý phù hợp.

Thận trọng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Hydrocortisone

Trước khi dùng thuốc Hydrocortisone bạn nên quan tâm đến những điều sau đây:

Những lưu ý trước khi dùng thuốc

Hãy báo cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu như bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cẩn thận trước khi dùng thuốc cho trẻ em và người lớn tuổi

Ngoài ra, cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mắc những chứng bệnh sau để bác sĩ có thể kê đơn chính xác nhất:

  • Hội chứng Cushing (rối loạn tuyến thượng thận)
  • Tiểu đường
  • Tăng đường huyết, tăng huyết áp nội sọ
  • Nhiễm trùng da hoặc ở những vùng gần nơi thoa thuốc
  • Đau nhiều, da bị tổn thương nghiêm trọng tại nơi thoa thuốc

Nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Hiện tượng quá liều thuốc Hydrocortisone không có biểu hiện lâm sàng. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn hãy liên hệ ngay với trung tâm y tế 115 hoặc tới các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý kịp thời. Có thể thẩm phân Hydrocortisone.

Thận trọng khi sử dụng Hydrocortisone

Thận trọng khi sử dụng Hydrocortisone

Nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu quên uống/ bôi một liều, hãy uống/ bôi ngay khi nhớ ra nếu nó không gần với liều kế tiếp. Không uống/ bôi hai lần sát nhau hoặc uống/ bôi gấp đôi lượng thuốc để bù lại sẽ gây ra hiện tượng quá liều rất nguy hiểm.

Thận trọng nếu sử dụng Hydrocortisone khi đang mang thai hoặc cho con bú

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

A = Không có nguy cơ

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu

C = Có thể có nguy cơ

D = Có bằng chứng về nguy cơ

X = Chống chỉ định

N = Vẫn chưa biết.

Vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể xác định những rủi ro của Hydrocortisone trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn có thể có nguy cơ gây hại cho thai nhi. Chính vì vậy, trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để cân nhắc xem có thực sự cần thiết hay không.

Tương tác thuốc

Hydrocortisone có thể gây tác động hoặc bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc hoặc thức ăn khác:

Thuốc Hydrocortisone có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Các vắc xin phòng thủy đậu, lao không được dùng cho bệnh nhân sử dụng Hydrocortisone liều cao. Bởi virus của vắc xin có thể gây bệnh hoặc ủ bệnh trong nhiều năm và bị kích hoạt bởi Hydrocortisone gây phát bệnh.

Ngoài ra, do ảnh hướng đến đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân nên Hydrocortisone cũng có thể ngăn cản tác dụng của vắc xin, ảnh hưởng đến xét nghiệm Tuberculin dưới da gây kết quả âm tính ở bệnh nhân nhiễm lao.

Một số chỉ dẫn của nhà sản xuất về thuốc Hydrocortisone

Một số chỉ dẫn của nhà sản xuất về thuốc Hydrocortisone

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng đến thuốc Hydrocortisone không?

Điều này chưa có nghiên cứu nào chứng minh. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả của thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc và vấn đề ăn uống, sử dụng thuốc lá, rượu bia.

Thuốc Hydrocortisone giá bao nhiêu?

Một số thương hiệu sản xuất thuốc Hydrocortisone:

Một số thương hiệu Hydrocortisone

Tên thương hiệu của một số sản phẩm kết hợp:

  • Cortisporin ® (có chứa Bacitracin, Hydrocortisone, Neomycin, Polymyxin B)
  • Epifoam ® (có chứa Hydrocortisone, Pramoxine)
  • Pramosone ® (có chứa Hydrocortisone, Pramoxine)
  • Xerese ® (chứa Acyclovir, Hydrocortisone)
  • U-Cort ® (có chứa Hydrocortisone, Urê)

Giá của một số loại Hydrocortisone trên thị trường hiện nay:

  • Hydrocortisone 10mg có giá 185.000 đồng/ hộp 25 viên
  • Hydrocortisone Maximum Strength CREAM 1% giá 300.000 đồng/ tuýp 28.4g
  • Hydrocortison 100mg có giá: 18.900 đồng/ lọ
  • Axcel Hydrocortisone cream 15g có giá 45.000 đồng/ tuýp

Ngoài ra, còn rất nhiều loại Hydrocortisone với giá thành và mẫu mã khác nhau bởi nó được sản xuất từ các đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, đây là loại thuốc phổ biến và người bệnh có thể tìm thấy chúng tại hầu hết các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc.

Hãy đến các nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm Hydrocortisone đảm bảo chất lượng! Trên hết, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng và liều dùng thích hợp nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo