Viêm tai giữa ở trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chững cũng như cách chữa trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Xem thêm: Viêm ống tai ngoài dùng thuốc gì?

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em do viêm VA lan vào vòi nhĩ khiến vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Cấu tạo tai của trẻ chưa được hoàn thiện nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lây lan lên tai giữa, cùng với đó hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ rất nhạy cảm, dễ phản ứng với kích thích bằng cách xuất dịch làm dịch đọng nhiều trong hòm tai gây viêm. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân gây bệnh nữa như trẻ em từ 6 đến 18 tháng sức đề kháng kém nên dễ mắc viêm tai giữa, do cảm lạnh, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, do bé bú bình không cẩn thận làm đổ sữa vào tai, do ngoáy tai bằng các vật cứng nhọn làm tai bị xước hay tổn thương…

viem tai giua o tre em

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Ở giai đoạn đầu khi trẻ mới mắc bệnh, dấu hiệu viêm tai giữa thường không rõ ràng. Chỉ có một triệu chứng duy nhất là trẻ khó nghe, tai nghễnh ngãng nhưng người lớn thường bỏ qua do nghĩ rằng trẻ không tập trung. Đến khi viêm tai giữa mãn tính mới bắt đầu xuất hiện mủ trong tai.

Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ thường sốt cao từ 39-40 độ, hay quấy khóc, trẻ bỏ bú hay chán ăn, nôn trớ, hệ tiêu hóa kém nên hay đi ngoài, tai cảm thấy đau, khó chịu… Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như vậy, người lớn cần đưa trẻ tới các bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị sớm, tránh để lại di chứng.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây các bệnh nguy hiểm như thủng màng nhĩ, làm tiêu xương… ảnh hưởng tới sức nghe cũng như việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ và một số biến chứng nhiễm trùng sọ não vô cùng nguy hiểm.

Chữa trị viêm tai giữa trẻ em

Khi thấy trẻ có các triệu chứng trên, cách điều trị tốt nhất là nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám. Thầy thuốc sẽ chích rạch đường dẫn lưu hoặc sau khi vỡ mủ được điều trị cẩn thận bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Tuy vậy viêm tai giữa là bệnh dễ tái phát nên cần được thường xuyên theo dõi. Ngoài ra bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ mũi họng hàng ngày cho bé giúp hạn chế tối đa bé bị các bệnh về tai mũi họng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo