Viêm hạch ở trẻ – Những điều cần biết

Tình trạng viêm hạch sau tai ở trẻ có triệu chứng ra sao, có những loại viêm hạch nào? Cùng tìm hiểu về viêm hạch sau tai với benhtaimuihong.net nhé.

Xem thêm: Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách nào?

Hạch lympho đóng vai trò quan trọng với đề kháng của cơ thể, có chức năng sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi sinh vật hay vi khuẩn… Khi các hạch này bị các vi khuẩn hay vi trùng tấn công sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng gây viêm. Hạch lympho nằm ở nhiều nơi trong cơ thể, chỗ nào có hạch cũng đề có khả năng bị viêm tuy nhiên chủ yếu là viêm hạch sau tai, cổ, nách và bẹn. Viêm hạch có thể là hậu quả do viêm các vùng lân cận, ví dụ như viêm hạch sau tai là do nhiễm khuẩn răng miệng hay viêm tai; viêm hạch cổ xuất hiện sau khi amidan, mũi, ổ răng hay vòm họng bị viêm nhiễm… Một vài trường hợp viêm hạch là dấu hiệu báo động cho một bệnh lý ác tính đang tiềm ẩn trong cơ thể.

Hạch vùng nào bị viêm thì vùng đó sẽ thấy hạch sưng, cứng và đau, có thể kèm theo sốt ở trẻ. Đa số các bệnh viêm hạch ở trẻ đều có thể chữa bằng kháng sinh đường uống, tuy nhiên một số ít trẻ bị nặng tụ mủ ở hạch thì cần được rạch để dẫn lưu mủ ra ngoài.

viêm hạch sau tai

Viêm hạch sau tai ở trẻ có thể phân làm hai trường hợp chủ yếu: Viêm hạch do nhiễm khuẩn hay viêm hạch do phản ứng. Với trường hợp trẻ bị viêm hạch do nhiễm khuẩn thì cần phải uống kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và đủ liều cho dù triệu chứng của trẻ có giảm bớt hay thậm chí đã hết. Còn ở trường hợp hạch viêm do phản ứng thì không cần phải uống kháng sinh, chỉ cần cho trẻ dùng kháng viêm, giảm đau và uống nhiều nước thì hạch sẽ tự teo nhỏ dần lại.

Nhìn chung hạch lành tính thường gặp ở trẻ em do virut hay vi khuẩn, hạch thường mềm hoặc chắc. Khi trẻ bị viêm hạch sau tai thì nên cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước ép hoa quả vì trong chúng có chứa nhiều vitamin có tác dụng bồi bổ và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong điều trị áp dụng các biện pháp thông thường để điều trị mà không thấy trẻ thuyên giảm, hoặc thấy một số dấu hiệu như trẻ sốt cao trên 39 độ; trẻ khó thở, nuốt chất lỏng khó cho thấy đường thở bị chèn ép; hạch to nhanh và căng bóng trông như sắp vỡ thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo