Trẻ bị viêm tai giữa – nguyên nhân và triệu chứng?

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị có thể sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới não bộ. Vậy nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị viêm tai giữa là gì?

Xem thêm: Tổng hợp về viêm ống tai ngoài phần 2

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa

Trẻ bị viêm tai giữa thường do nhiễm trùng hay ứ đọng dịch trong hòm nhĩ mà thành. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa, chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

– Do hệ thống miễn dịch cũng như do sức đề kháng cơ thể trẻ còn kém, dễ mắc các bệnh như viêm mũi, viêm họng. Vi khuẩn từ các ổ viêm này dần dần lây lan lên tai gây viêm tai giữa.

– Những trẻ có cấu trúc vùng mũi họng bất thường.

– Trẻ nhỏ có cấu tạo vòi nhĩ ngắn và khẩu kính lớn hơn người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi bé khóc, nằm ngửa hay trẻ bị sặc sữa, cháo… khi ăn.

– Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ rất nhạy cảm dễ dàng phản ứng với các kích thích bằng cách tiết dịch làm dịch dễ ứ đọng trong hòm tai gây viêm tai giữa.

– Khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất hay chọc ngoáy tai bằng các dụng cụ cứng nhọn… cũng là nguyên nhân phổ biến làm tai giữa bị viêm.

– Khi trẻ tắm hay bơi lội cũng có nguy cơ bị nước đọng trong tai gây viêm tai.

trẻ bị viêm tai giữa

Triệu chứng khi trẻ bị viêm tai giữa

Khi trẻ bị viêm tai giữa có thể chia làm 2 giai đoạn: ủ bệnh và phát bệnh

Ở giai đoạn ủ bệnh, trẻ thường không có biểu hiện bệnh rõ rệt: không sốt, tai không đau, ít khi ù và tai không chảy dịch. Trẻ chỉ có duy nhất biểu hiện nghễnh ngãng nhưng triệu chứng này rất dễ bị nhầm là trẻ không tập trung. Nếu chuyển sang tình trạng mãn tính tai của trẻ mới có hiện tượng chảy mủ. Lúc này nếu được phát hiện và điều trị sớm bác sĩ sẽ chích rạch dẫn lưu mủ cho trẻ và bệnh sẽ khỏi sau từ 1-2 tuần mà không để lại di chứng.

Ở giai đoạn phát bệnh, trẻ thường ít ăn và khó ngủ hơn do sự thay đổi áp suất trong tai giữa. Trong tai giữa có dịch đọng nhiều ép lên màng nhĩ gây đau tai, trẻ có thể hay có biểu hiện kéo bứt tay để đỡ khó chịu. Nếu áp suất của dịch tích tụ quá lớn có thể làm thủng màng nhĩ làm dịch trong tai rò rỉ ra ngoài. Ngoài ra dịch đọng trong tai cũng có thể làm bít tắc đường truyền âm thanh làm trẻ thấy khó nghe.

Nếu những triệu chứng trên không được các phụ huynh phát hiện kịp thời, sau 2-3 ngày bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn vỡ mủ làm dịch chảy ra ngoài. Lúc này trẻ hết sốt, đau tai và rối loạn tiêu hóa… làm bố mẹ tưởng rằng bé đã khỏi. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mãn tính, thường tái đi tái lại nhiều lần làm tổn thương màng nhĩ, xương tai và cấu trúc tai giữa, có thể gây điếc vĩnh viễn ở trẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo