Tổng hợp về viêm ống tai ngoài phần 2
Tiếp tục bài viết về viêm ống tai ngoài chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.
Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em điều trị ra sao cho đúng cách
Điều trị bệnh viêm ống tai ngoài
Nếu bị viêm ống tai ngoài, người bệnh khi kéo vành tai lên sẽ thấy đau, đôi khi lan ra cả vùng xung quanh khiến bệnh nhân thấy đau cả nửa đầu phía bên tai bệnh. Bệnh nhân khi khám sẽ thấy da ống tai sưng đỏ đôi khi bít cả lỗ tai ngoài hoặc có nhọt trong ống tai.
Khi thấy có dấu hiệu bị viêm ống tai ngoài bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa có đầy đủ máy nội soi tai mũi họng, máy đo nhĩ lượng đồ và máy đo thính lực để được chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau đúng cách bệnh có thể tự khỏi chỉ sau 3-5 ngày.
Phòng ngừa viêm ống tai ngoài
– Tuyệt đối không bơi lội ở các ao hồ tránh nước bẩn đọng trong tai gây nhiễm trùng. Khi tắm hay bơi cũng nên sử dụng bấc tai kèm theo để bảo vệ tai. Nhỏ cồn hoặc làm khô tai bằng máy sấy sau khi tắm để tai khô ráo.
– Không đưa các dụng cụ hay vật cứng nhọn vào tai để ngoáy hay gãi tai.
– Loại bỏ ráy tai thường xuyên. Tốt nhất là tới các bệnh viện để bác sĩ thực hiện làm sạch tai cho bạn.
– Có thể trộn cồn với dấm trắng theo tỉ lệ 1:1 thành dung dịch có tác dụng làm tăng sự bốc hơi của nước trong ống tai và sát khuẩn.
– Khi thấy tai có các triệu chứng bất thường cần tới các bệnh viện để khám ngay và có hướng điều trị kịp thời. Lúc này tắm hay bơi bạn cũng nên tham vấn bác sĩ để lựa chon loại thuốc và cách bảo vệ tai thích hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!