Sưng amidan không sốt là biểu hiện của bệnh gì? Điều trị ra sao?
Sưng amidan không sốt rất có thể là biểu hiện của ung thư amidan. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần đi khám để biết chính xác mình đang gặp phải vấn đề gì. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để xem xem ngoài biểu hiện sưng amidan không sốt, bạn còn mắc phải những dấu hiệu nào nữa để tìm cách điều trị thích hợp.
>> Bị sưng amidan nhưng không đau là biểu hiện của bệnh gì? Điều trị ra sao?
>> Cách giảm sưng amidan hiệu quả, nhanh chóng không nên bỏ qua
Sưng amidan không sốt đi kèm với biểu hiện nào thì là ung thư amidan?
- Xuất hiện hạch, cục u cứng ở họng đặc biệt vị trí amidan: Đây được xem là triệu chứng rõ nét nhất của căn bệnh này. Nếu thấy có xuất hiện hạch hay một khối u nhỏ, cứng cần đến ngay cơ sở y tế để khám, kiểm tra.
- Cổ họng đau thường xuyên: Nếu bạn cảm thấy cổ họng đau thường xuyên, nuốt nước bọt hay nhai nuốt khó khăn đôi khi dẫn đến hiện tượng viêm loét, chảy máu. Lúc này, bạn cần kiểm tra bởi rất có thể là triệu chứng đầu của bệnh ung thư.
- Thay đổi giọng nói, đau tai: Khi có xuất hiện khối u dù là rất nhỏ sẽ có tác động chèn ép lên dây thanh quản khiến việc phát âm khó khăn, dễ bị mất giọng, lạc giọng hoặc đôi lúc dẫn đến đau tai…
Nổi hạch, cục u cứng ở họng là triệu chứng rõ nét nhất của ung thư amidan
Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng sưng amidan không sốt
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nói chung và ung thư amidan nói riêng thường là:
-
Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị ung thư vòm họng, amidan, cổ… như bố mẹ, rất dễ di truyền sang con cái.
- Do tiếp xúc hóa chất độc hại: Thuốc lá, uống rượu, tiếp xúc với bức xạ là những nguyên nhân dẫn đến việc tồn dư hóa chất độc hại trong cơ thể. Lâu ngày gây ra các tổn thương vùng amindan, hình thành tế bào ung thư. Hoặc do quá trình xạ trị điều trị bệnh bằng hóa học cũng có thể dẫn đến căn bệnh này.
- Do virut: Hiện có 16 chủng virut có thể gây ra ung thư amidan đặc biệt là các chủng papillomavirus (HPV).
- Ngoài ra việc giữ gìn răng miệng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây sưng amidan không sốt do ung thư. Bởi sự thiếu hụt vitamin, khoáng chất hay tồn dư vi khuẩn quá lâu trong răng miệng làm ảnh hưởng vùng đầu cổ họng.
Có nhiều nguyên nhân gây biểu hiện sưng amidan không sốt
Các phương pháp điều trị sưng amidan nhưng không sốt
Nếu hiện tượng sưng amidan nhưng không sốt là biểu hiện của ung thư amidan, người bệnh có thể phải điều trị theo các hướng như sau:
Hiện nay việc điều trị hoàn toàn căn bệnh ung thư nói chung và ung thư amidan nói riêng chưa thực sự có kết quả. Thông thường mọi biện pháp can thiệp đều để giảm sự phát triển của tế bào ung thư cũng như kéo dài tuổi thọ.
Thực tế, các phương pháp điều trị ung thư amidan hiện nay được áp dụng bao gồm:
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ một phần họng để loại bỏ khối u. Cắt bỏ bao nhiêu tùy phần họng tùy thuộc vào kích cỡ khối u. Nếu khối u nhỏ, chỉ cần phẫu thuật đơn giản hoặc mổ lazer sau đó có thể ra viện ngay. Với những khối u đã to, việc phẫu thuật sẽ trở nên phức tạp hơn, đôi khi sẽ phải cắt bỏ một phần vòm miệng hay cuống lưỡi sau đó tái tạo lại bằng mô.
Phẫu thuật điều trị ung thư amidan
Đây là phương pháp được áp dụng ở giai đoạn đầu nhưng cũng khá nguy hại.
Hóa trị, xạ trị làm giảm kích thước khối u
Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất, lợi dụng tác động của hóa chất làm tiêu hủy dần khối u, giảm sự phát triển. Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp khối u còn. Với những khối u to hơn thì sau khi được phẫu thuật sẽ được điều trị xạ trị. Ung thư giai đoạn cuối di căn ra ngoài amidan sẽ được làm teo lại trước khi phẫu thuật.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ quyết định điều trị bằng hoá trị hay xạ trị hoặc cả 2 cho bệnh nhân để làm teo khối u.
Còn nếu biểu hiện nói trên không phải là ung thư amidan, mà chỉ là viêm amidan thông thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc cũng như phương pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hiện tượng sưng amidan không sốt. Khi bạn gặp bất cứ biểu hiện lạ nào tại vị trí họng, đầu cổ họng cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời.
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!