Sưng amidan là triệu chứng của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Sưng amidan có thể là triệu chứng của một số bệnh về họng. Nó có thể là viêm amidan thông thường, cũng có thể là ung thư amidan rất nguy hiểm. Khi amidan bị sưng to, người bệnh phải làm gì để bớt khó chịu? Trong bài viết này, benhtaimuihong.net sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin về căn bệnh này.

>> Viêm amidan cấp tính: Nhận biết sớm triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

>> Ung thư amidan: Triệu chứng, các giai đoạn bệnh và cách điều trị

Nguyên nhân khiến amidan bị sưng

Amidan là tổ chức nằm ở bên thành họng, giao điểm của đường ăn và đường thở. Amidan đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ, giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các virus, vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế, amidan rất dễ bị tổn thương, sưng viêm.

Các yếu tố gián tiếp khiến cho vi khuẩn, virus tấn công amidan nhiều hơn, dễ dàng hơn bao gồm:

  • Sức đề kháng của người bệnh yếu
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Hút thuốc lá, thuốc lào quá nhiều, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia
  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng hoặc đồ ăn, đồ uống lạnh
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể bị nhiễm lạnh
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
  • Do bị lây nhiễm virus HPV – 1 loại virus lây truyền qua đường tình dục

Sưng amidan là triệu chứng của bệnh gì?

Amidan bị sưng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như:

Sưng amidan là triệu chứng của bệnh gì?

Sưng amidan là triệu chứng của bệnh gì?

  • Viêm amidan: Amidan sưng to là dấu hiệu của viêm amidan thông thường. Viêm amidan là tình trạng amidan khẩu cái bị sưng, viêm nhiễm. Trong các hốc và múi amidan bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến tổn thương, khiến các tế bào biểu mô phủ amidan bị biến đối ác tính.
  • Viêm V.A: Sưng amidan cũng là một trong các dấu hiệu của viêm V.A. V.A ở đây chính là amidan vòm, là tổ chức lympho ở vòm mũi họng. Tổ chức này khi bị viêm sẽ quá phát thành khối sưng to, gây cản trở tới việc hít thở không khí.
  • Viêm amidan lưỡi: Đây là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm của tổ chức lympho nằm ở vị trí đáy lưỡi, sau V lưỡi. Khi bị viêm amidan lưỡi, bề mặt niêm mạc họng của người bệnh có hiện tượng xuất tiết trong và sưng đỏ, hai amidan có thể sưng to, đau tấy.
  • Ung thư amidan: Đây là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan. Khi bị ung thư amidan, người bệnh rất có khả năng cũng bị sưng amidan, hoặc khối u lớn ở amidan nhưng không gây đau làm người bệnh bị nhầm lẫn là sưng amidan.

Amidan bị sưng biểu hiện ra sao?

Người bệnh có thể nhìn thấy phần amidan bị sưng lên kể cả lúc nhìn bằng mắt thường

Sưng amidan có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Người bệnh sốt 38 – 39 độ C, xuất hiện rét run đột ngột. Đây là dấu hiệu khởi phát của bệnh, dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh cúm.
  • Người bị viêm amidan mệt mỏi, đau đầu, nước tiểu ít và thẫm màu hơn. Nếu là trẻ em có thể bị co giật, nôn ói, mệt mỏi toàn thân.
  • Khô, rát và nóng ở trong họng. Người bệnh cảm thấy vướng víu ở cổ, đặc biệt là vị trí amidan.
  • Người bệnh cảm thấy khó nuốt, nuốt vướng. Do đó, họ sẽ có cảm giác chán ăn, dẫn đến người mệt mỏi, sụt cân.
  • Ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, người bệnh có thể bị khàn giọng nhẹ.
  • Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to và đỏ. Kéo theo đó là triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Sưng amidan có thể kèm theo một số triệu chứng như sốt, chán ăn, mệt mỏi...

Sưng amidan có thể kèm theo một số triệu chứng như sốt, chán ăn, mệt mỏi…

  • Một số người bệnh có thể xuất hiện những chấm mủ trắng, giả mạc ở miệng các hốc amidan sưng tấy.
  • Sưng mủ: Khi amidan bị viêm các vi khuẩn sẽ tấn công làm cho niêm mạc amindan sưng lên, tấy đỏ thậm chí có mủ trắng khiến triệu chứng đau đớn càng tăng lên.
  • Người bệnh có thể cảm thấy khó nói, cảm thấy đau khi nói. Sưng amidan kèm theo hiện tượng chảy mủ có thể dẫn đến hiện tượng hôi miệng làm cho người bệnh ngại giao tiếp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, công việc.
  • Sưng amidan cũng có thể gây ra hiện tượng khó thở, thở khò khè và ngáy to khi ngủ.

Sưng amidan có nguy hiểm không?

Sưng amidan nếu là triệu chứng của viêm amidan khẩu cái, viêm amidan lưỡi hay viêm amidan vòm thì không quá nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần tích cực điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, cũng như kết hợp chế độ ăn ngủ nghỉ phù hợp.

Tuy nhiên, nếu amidan sưng quá to có thể dẫn đến hiện tượng chít hẹp đường thở. Điều này sẽ làm cho người bệnh khó thở, ngủ ngáy to và nguy hiểm hơn nữa là hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho người bệnh ngay cả khi đang ngủ.

Sưng amidan nếu không chữa trị tận gốc, để bệnh phát triển tùy ý sẽ gây ra những biến chứng khác như: viêm amidan mãn tính, viêm khớp, thấp tim, viêm cầu thận. Bên cạnh đó có thể dẫn đến một số bệnh về hô hấp khác như: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, áp – xe amidan…

Còn một trường hợp nữa, sưng amidan là dấu hiệu của ung thư amidan. Đây là một trong những tình huống xấu nhất, nguy hiểm nhất. Người bệnh nên đi tầm soát và kiểm tra càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi amidan bị sưng nhưng không đau, các biện pháp chữa trị gần như không có tác dụng.

Sưng amidan có nguy hiểm không?

Sưng amidan có nguy hiểm không?

Người bị sưng amidan phải làm thế nào?

Trước hết, người bệnh cần tới bệnh viện để kiểm tra chính xác xem bạn đang mắc bệnh gì và hiện tượng sưng amidan là do đâu. Có 1 số cách điều trị chính khi bị sưng amidan bao gồm:

Điều trị sưng amidan bằng phương pháp Tây y

Đối với phương pháp này, người bệnh có thể được điều trị theo 2 cách:

  • Điều trị nội khoa

Chữa trị bằng cách này, người bệnh sẽ được kê các loại thuốc, có thể là thuốc kháng sinh, kháng viêm, các loại thuốc ho, thuốc súc họng… từ đó giúp làm tiêu sưng, giảm viêm. Ngoài ra, người bệnh có thể phải sử dụng thêm các loại thuốc hạ sốt, thuốc làm giảm hôi miệng… để điều trị các triệu chứng đi kèm

Ưu điểm của các loại thuốc Tây y là đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không trị dứt điểm bệnh, bệnh dễ tái phát nặng hơn. Đồng thời thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho người bệnh.

  • Điều trị ngoại khoa

Tây y còn ứng dụng khoa học hiện đại để điều trị sưng amidan trong một số trường hợp. Khi sưng, viêm amidan gây ảnh hưởng đến đường thở hoặc gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác, người bệnh có thể được chỉ định cắt amidan. Việc này phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có trình độ.

Việc cắt amidan chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết, bởi việc cắt hẳn đi tổ chức này không tốt cho cơ thể. Sau khi cắt amidan, bệnh có thể nặng hơn, người bệnh cũng sẽ dễ mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn hơn. Quá trình cắt amidan cũng có thể gây ra một số rủi ro cho người bệnh.

Nhiều trường hợp sưng amidan có thể phải cắt bỏ

Nhiều trường hợp sưng amidan có thể phải cắt bỏ

Chữa sưng amidan bằng phương pháp Đông y

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc hiệu quả, an toàn, đồng thời có thể chữa dứt điểm bệnh sưng amidan cho người bệnh. Đây được xem là phương pháp khá là tối ưu trong điều trị sưng viêm amidan.

Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì để đạt được hiệu quả tốt. Hiệu quả của thuốc với mỗi người cũng khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Trị sưng amidan với các bài thuốc dân gian

Đây là cách được rất nhiều người áp dụng trong giai đoạn amidan mới bị sưng. Cách chữa này an toàn và lành tính, có thể tự chữa trị tại nhà. Thuốc dân gian có thể áp dụng được cho cả trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Một số nguyên liệu dân gian thường được áp dụng trong các bài thuốc gồm: chanh, mật ong, quất, tỏi, gừng, muối…

Những lưu ý cho người bị sưng amidan

Khi bị sưng amidan, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:

Chế độ ăn uống

Người bị sưng amidan nên ăn những thực phẩm sau:

  • Các loại thức ăn mềm
  • Nhóm thực phẩm giàu đạm
  • Các loại rau xanh, hoa quả và nước ép. Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Một số thức ăn từ thảo dược có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm và tốt cho người mắc bệnh

Sưng amidan nên bổ sung các thực phẩm này để hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi hơn

Sưng amidan nên bổ sung các thực phẩm này để hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi hơn

Tránh xa các loại thức ăn, thực phẩm:

  • Thực phẩm khô, cứng
  • Đồ ăn cay nóng, đồ sống
  • Đồ ăn, đồ uống lạnh
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt
  • Rượu bia và các chất kích thích khác

Chế độ sinh hoạt

Trong sinh hoạt, người bị sưng amidan nên chú ý:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên tham gia các hoạt động thể chất cần vận động mạnh, không làm việc quá sức.
  • Không tắm nước lạnh, không ngồi phòng điều hòa quá thấp. Hạn chế ngồi ở nơi có gió lùa trực tiếp.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Trong trường hợp phải ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn

Trên đây là những thông tin về tình trạng sưng amidan. Mong rằng bạn đã có những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo