Bị sưng amidan nhưng không đau là biểu hiện của bệnh gì? Điều trị ra sao?

Bị sưng amidan nhưng không đau là biểu hiện của bệnh gì? Đây là vấn đề khiến không ít bệnh nhân lo lắng bởi họ không rõ mình đã mắc bệnh gì, cách xử lý ra sao? Bài viết sau đây benhtaimuihong.net sẽ làm rõ hơn và giải thích các thắc mắc nói trên của bạn và đưa ra những cách xử lý kịp thời, ngăn ngừa ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.

>> Dấu hiệu sưng amidan thường gặp và cách điều trị dứt điểm

>> Bị sưng amidan phải làm sao để bệnh mau khỏi?

Amidan đóng vai trò như “hai chú lính” phòng vệ, chuyên sản sinh ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn tấn công qua đường ăn và hô hấp. Tuy nhiên, amidan vì nằm ở vị trí cửa ngõ giữa đường ăn và đường thở nên thường dễ bị tác nhân gây hại tấn công, gặp vấn đề. Dấu hiệu cho thấy amidan đang bị tổn thương đó là hiện tượng amidan sưng tấy.

Nguyên nhân gây sưng amidan nhưng không đau

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sưng amidan là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm amidan. Cấu tạo của amidan gồm nhiều hốc, rãnh trên bề mặt, rất dễ trở thành nơi cú trú lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh. Khi các tác nhân gây bệnh tấn công quá mạnh khiến amidan yếu đi thì các loại vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công, gây viêm amidan.

Sưng amidan nhưng không đau là triệu chứng của bệnh viêm amidan

Sưng amidan nhưng không đau là triệu chứng của bệnh viêm amidan

Do xảy ra hiện tượng viêm amidan nên sẽ dễ kéo theo tình trạng sưng tấy 2 hạt amidan. Ban đầu kích thước amidan chỉ tăng lên một ít và không bị đau. Nhưng càng để lâu thì amidan sẽ càng bị sưng to kèm theo cơn đau xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn.

Thông thường viêm amidan ở giai đoạn cấp tính sẽ khiến 2 viên amidan bị sưng to hơn so với khi chuyển sang mãn tính. Vì kích thước amidan quá lớn gây cản trở cho hoạt động ăn uống và nói chuyện.

Hiện tượng sưng amidan nhưng không đau là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Nhưng nếu người bệnh chủ quan không tìm giải pháp chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Cách đẩy lùi sưng amidan nhưng không đau

Tình trạng sưng amidan nhưng không đau do viêm thường được chữa trị bằng phương pháp Tây y hoặc mẹo dân gian.

1. Chữa sưng amidan nhưng không đau bằng thuốc tây

Với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc Tây điều trị. Phổ biến là một số loại thuốc sau đây.

Chữa sưng amidan nhưng không đau bằng thuốc kháng sinh

Chữa sưng amidan nhưng không đau bằng thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh giúp kiểm soát tình trạng bệnh, phổ biến nhất là clamoxyl, zinnat, cephalexine,… Nếu viêm amidan nguyên nhân do liên cầu b tan huyết nhóm A thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng kháng sinh pennicilin G. Quá trình điều trị thường mất khoảng 2 tuần.
  • Thuốc kháng viêm như Betadine, oropivalone, lysopaine…
  • Thuốc Paracetamol làm giảm đau
  • Thuốc Amitase giúp chống xung huyết, giảm phù nề.
  • Thuốc ho
  • Các dung dịch súc họng như nước muối sinh lý 0,9%.

2. Trị sưng amidan bằng mẹo dân gian

Trong dân gian, nhiều người đã tin dùng các thảo dược quen thuộc để làm giảm các triệu chứng của viêm amidan.

Chữa sưng amidan nhưng không đau bằng trám chua và phèn chua

Với khả năng kháng viêm tự nhiên, trám chua và phèn chua là “khắc tinh” của vi khuẩn gây viêm amidan.

Chữa triệu chứng sưng amidan bằng trám chua và phèn chua

Chữa triệu chứng sưng amidan bằng trám chua và phèn chua

Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này để chữa bệnh bằng cách chuẩn bị vài quả trám và ít phèn chua, đem trám đi rửa sạch rồi để ráo nước. Khứa khoảng  4 – 5 đường trên quả trám rồi sát phèn chua lên đầu vết khứa. Vài phút sau, người bệnh nhai quả trám và nuốt từ từ.

Dùng trám chua và huyền sâm

Thay vì dùng hỗn hợp phèn chua và trám chua, bạn có thể thay thế phèn chua bằng huyền sâm để kiểm soát căn bệnh viêm amidan sưng nhưng không đau. Bạn cho khoảng 50gr trám chua và 10gr huyền sâm vào ấm đun sôi từ 30 – 40 phút, sử dụng nước thuốc này uống thay nước thường ngày. Sau 2 – 3 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần biết về tình trạng sưng amidan nhưng không đau cũng như những phương pháp điều trị. Khi phát hiện mình có những biểu hiện của viêm amidan thì nên tiến hành điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo