6 Mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả và an toàn

Chỉ với những mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em đơn giản sau đây, các mẹ có thể an tâm rằng bé yêu sẽ hết bệnh ngay tức thì nhé! Chỉ cần vài bước cơ bản ngay tại nhà, mẹ đã có thể giúp bé xóa tan cơn nghẹt mũi khó chịu. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của benhtaimuihong.net để giúp con yêu hết bệnh nào!

>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho do đâu? Điều trị tại nhà như thế nào?

>> Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi để bé nhanh hết bệnh?

Chữa ngạt mũi cho bé với lá trầu không

Theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu không hơ nóng rất tốt đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng như mẹ mới sinh. Nếu như trẻ mặc không đủ ấm, ngực bị lạnh sẽ rất dễ bị sổ mũi, có thể sử dụng lá trầu hơ để trị bệnh sổ mũi.

Hiện nay, y học hiện đại đã công nhận hiệu quả của tinh dầu lá trầu không trong việc điều trị bệnh ho, ngạt mũi đặc biệt an toàn với trẻ sơ sinh.

Lá trầu không có khả năng khử trùng, làm ấm và giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Lá trầu không có khả năng khử trùng, làm ấm và giảm triệu chứng nghẹt mũi

Một số thí nghiệm khoa học cho thấy, chiết xuất lá trầu có chứa hợp chất tinh khiết giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chống bệnh tim, tiểu đường, chống nhiễm trùng… Đặc biệt, lá trầu không có khả năng khử trùng, làm ấm và giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Hơ 4 – 5 lá trầu không trên cốc nước nóng, để lá trầu nóng lên đến nhiệt độ vừa phải
  • Sử dụng một loại tinh dầu thoa lớp mỏng lên ngực bé (Có thể dùng dầu dừa, dầu oliu, dầu tràm…)
  • Phủ lá trầu lên toàn bộ vùng ngực bé, giữ bé nằm ổn định như vậy 10 – 15 phút.

Thực hiện bài thuốc này sẽ thấy bệnh của bé cải thiện rõ rệt.

Lá hẹ và đường phèn trị nghẹt mũi ở trẻ em

Để thực hiện mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em này các mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như: Lấy 5 – 10 lá hẹ, vài cục đường phèn. Cho tất cả vào trong chén, rồi hấp cách thủy. Khi sử dụng, cho bé uống từ 2 – 3 thìa cà phê với liều lượng 2 lần/ ngày.

Mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em với cháo hành, tía tô

Từ lâu tía tô được xem là thảo dược trị cảm rất tốt, loại lá này được trồng quanh nhà rất tiện lợi. Khi bị cảm mạo, phong hàn, viêm mũi dị ứng người ta thường nấu cháo hành tía tô ăn để giải cảm.

Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm giúp trị cảm, cơ thể tiết ra mồ hôi và làm giảm triệu chứng bệnh do cảm lạnh bằng cách ra mồ hôi. Nấu cháo hành cùng với tía tô ăn nóng giúp cơ thể ra mồ hôi, giải cảm và trị sổ mũi rất tốt.

Nấu cháo hành cùng với tía tô ăn nóng giúp cơ thể ra mồ hôi, giải cảm và trị sổ mũi rất tốt.

Nấu cháo hành cùng với tía tô ăn nóng giúp cơ thể ra mồ hôi, giải cảm và trị sổ mũi rất tốt.

Gừng và mật ong chữa ngạt mũi ở trẻ em

Mẹo chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh này cũng là bài thuốc an toàn được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng. Trong gừng có chứa tinh dầu với thành phần Zingiberol, methyheptenone. Gừng có tính cay, giúp tăng cường tuần hoàn tiết dịch, tiết dịch vị, hưng phấn ruột, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do cảm lạnh.

Để thực hiện mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em theo dân gian này, mẹ cắt 4 – 10g gừng thành từng lát rồi hấp cùng với mật ong với lượng vừa đủ. Sử dụng từng lát gừng ngậm ăn hàng ngày giúp giảm triệu chứng sổ mũi. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho trẻ uống gừng xắt lát ngâm cùng với nước ấm, sử dụng cùng với chanh và mật ong cũng rất hiệu quả.

Trị nghẹt mũi ở trẻ em với tỏi ngâm mật ong

Trong mật ong có tính sát khuẩn, chất alliin có nhiều trong tỏi. Đây là loại chất giúp trị cảm cúm hiệu quả, dễ thở, long đờm, giảm ho và tránh tình trạng nghẹt sổ mũi.

Trị nghẹt mũi ở trẻ em với tỏi ngâm mật ong

Trị nghẹt mũi ở trẻ em với tỏi ngâm mật ong.

Thực hiện:

  • Cắt tỏi thành từng lát rồi ngâm cùng với mật ong uống trong 2 – 3 ngày.
  • Sau đó cho bé uống mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Nếu như bé sợ mùi tỏi lười uống thì mẹ có thể nướng tỏi cho thơm rồi nghiền nhỏ cho vào cháo cho con ăn.

Trị sổ mũi bằng húng chanh và quất

Với mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này, các mẹ cần chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá húng chanh, 5 quả quất xanh.

Cách làm:

  • Rửa sạch, rồi cho tất cả nguyên liệu trên vào máy xay nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp này vào chén, thêm đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 20 phút.
  • Cho trẻ uống liên tục cho tới khi nào hết sổ mũi thì dừng.

Các phương pháp dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ em thường dùng mật ong, đường phèn và các loại thảo mộc nên rất dễ uống và không bị đắng như thuốc Tây. Những bài thuốc này vừa thích hợp với trẻ nhỏ, giúp bé dễ uống và kéo dài không lo ảnh hưởng của hóa chất. Áp dụng ngay mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em để trở thành bà mẹ “thông thái” nào!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo