Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi để bé nhanh hết bệnh?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng yếu. Khi thấy bé có những biểu hiện bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện biện pháp giảm nghẹt mũi cho trẻ, tránh hiện tượng bé không thở được dẫn đến quấy khóc, mệt mỏi, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: Nguyên nhân và cách xử lý

>> Trẻ bị ngạt mũi khó thở do đâu? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nguy hiểm không?

Khi bị nghẹt mũi trẻ sơ sinh có thể bị khó thở hay thở khò khè, đặc biệt là quấy khóc nhiều kèm theo hiện tượng hắt hơi và chảy nước mũi nhiều.

Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nặng, có thể phải thở bằng miệng gây ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp, chất nhầy trong mũi quá nghẹt sẽ chảy xuống dưới họng của bé. Điều đó làm cho bé cảm thấy ngứa rát cổ họng và ho ra đờm gây viêm họng.

Bị nghẹt mũi trẻ sơ sinh có thể bị khó thở hay thở khò khè

Bị nghẹt mũi trẻ sơ sinh có thể bị khó thở hay thở khò khè.

Còn đối với những trẻ đang bú mẹ, ngạt mũi sẽ làm cho bé khó chịu, bú khó hay bị sặc sữa. Do đó, cha mẹ cần lưu ý tới những biểu hiện và có hướng chăm sóc, điều trị cho bé đúng cách.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi? Dưới đây là những điều nên làm và cần tránh mà cha mẹ cần lưu ý khi thấy bé có triệu chứng ngạt mũi khó chịu:

Những điều nên làm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Khi thấy trẻ bị ngạt mũi, trước hết cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là cổ họng, vùng ngực, tay chân và tránh để cho quạt chiếu thẳng vào người bé. Không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ, vì sẽ nóng và toát mồ hôi trẻ sẽ rất dễ bị cảm và viêm phổi.

Trẻ bị ngạt mũi, trước hết cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé

Trẻ bị ngạt mũi, trước hết cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé

Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú bình nhiều hơn để dịch mũi được loãng ra và nhanh chóng đẩy ra ngoài. Lưu ý, trước nên nhỏ mũi và hút mũi sạch sẽ trước khi cho trẻ bú. Ngoài ra, có thể sử dụng nước muối sinh lí để nhỏ hai bên mũi cho trẻ giúp làm sạch vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, dùng hút dịch mũi nhẹ nhàng để đường thở của bé được thông thoáng.

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ đúng cách bằng việc tắm trong phòng kín tránh gió, tắm với nước ấm và không để cho nước quá nóng hay quá lạnh, lau thật khô cho bé sau khi tắm. Nước ấm giúp cho niêm mạc mũi của bé được ẩm và cảm thấy dễ chịu hơn.

Cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ đúng cách bằng việc tắm trong phòng kín tránh gió

Cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ đúng cách bằng việc tắm trong phòng kín tránh gió

Những điều không nên làm khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Bé bị ngạt mũi cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Không được dùng miệng để trực tiếp hút mũi cho trẻ. Bởi miệng của người lớn có chứa rất nhiều loại vi khuẩn, rất dễ lây bệnh cho bé. Bên cạnh đó, cũng không được sử dụng dung dịch tỏi để nhỏ mũi vì có thể làm cho niêm mạc mũi của bé bị tổn thương.

Trong trường hợp đã áp dụng những cách trên mà tình trạng ngạt mũi của bé không được cải thiện hay có triệu chứng nặng hơn, cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị phù hợp.

Với những thông tin tư vấn ở trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Mong rằng những kiến thức này sẽ có ích cho bạn để chăm sóc bé tốt hơn. Chúc bạn và cả gia đình luôn mạnh khỏe!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo