Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho do đâu? Điều trị tại nhà như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho là triệu chứng rất thường gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi. Cha mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và có cách xử lý giúp bệnh của bé mau khỏi mà không cần phải sử dụng bất kì loại thuốc nào.

>> Tại sao trẻ bị ngạt mũi về đêm và cách chữa dứt điểm cha mẹ nên biết

>> Trẻ bị ngạt mũi khó thở do đâu? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho là khi một hoặc cả hai bên mũi bị dịch nhầy bít tắc, khiến cho trẻ khó khăn hơn khi thở. Vì phải thở bằng miệng nên không khí khô và lạnh, bụi bẩn xâm nhập khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương dẫn đến viêm tiểu phế quản bội nhiễm, phế quản và phổi khiến cho trẻ bị ho.

Nguyên nhân gây ho và ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Để có cách chữa trị bệnh phù hợp thì trước hết phụ huynh cần biết chính xác nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho. Có một số nguyên nhân gây ra triệu chứng này ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Do cảm lạnh: Tình trạng ho và nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể do bị cảm lạnh, đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Dù thời tiết mùa đông hay mùa hè thì trẻ sơ sinh đều có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh. Khi mồ hôi tiết ra nhiều sẽ thấm ngược trở lại hoặc trẻ bị cảm lạnh do ở trong phòng điều hòa có mức nhiệt độ quá thấp. Triệu chứng kèm theo như ho, đau họng, hắt hơi và chảy nước mắt.

Tình trạng ho và nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch.

Tình trạng ho và nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch

  • Hiện tượng trẻ mới sinh thở khò khè và có triệu chứng nghẹt mũi mà không có biểu hiện nào khác, có thể là do đường hô hấp của trẻ vẫn còn nước nhầy bào thai chưa được hút sạch.
  • Do dị ứng, viêm mũi dị ứng: Yếu tố môi trường, thời tiết như phấn hoa, khói bụi, độ ẩm không khí.. đều khiến trẻ bị mẫn cảm và dị ứng. Ho, hắt hởi, đỏ mắt và ngứa mũi là những dấu hiệu thường đi kèm.
  • Có dị vật ở trong mũi: Đó có thể là đồ chơi nhỏ bị lọt vào trong mũi của trẻ do cố tình hay vô ý khi chơi, điều đó làm nghẹt đường thở khiến cho trẻ bị ho và chảy máu mũi.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho cha mẹ nên làm gì?

Khi trẻ bị nghẹt mũi kèm theo triệu chứng ho, trước hết, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Dưới đây, benhtaimuihong.net xin đưa ra một số phương pháp điều trị nghẹt mũi và ho ở trẻ sơ sinh tại nhà, cha mẹ có thể tham khảo.

Phương pháp trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi thường do virus gây ra bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi còn có thể do nhiễm trùng hay dị ứng do vi khuẩn tấn công. Do đó, không nhất thiết phải dùng đến kháng sinh hay thuốc Tây, mẹ có thể tham khảo 1 số biện pháp dưới đây:

Một số phương pháp giảm tình trạng sổ mũi các mẹ có thể áp dụng:

  • Sử dụng tinh dầu tràm: Công dụng làm loãng đờm, chỉ cần thoa dầu tràm ra lòng bàn tay rồi thoa vào lòng bàn chân cho bé. Sau đó vuốt nhẹ nhàng từ giữa lòng bàn chân ra các ngón chân.

Thoa dầu tràm để trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Thoa dầu tràm để trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

  • Sử dụng sữa mẹ: Nhỏ trực tiếp sữa mẹ vào bên trong lỗ mũi của bé khi đang ngủ. Mỗi ngày nhỏ 2 – 3 lần, khoảng 5 ngày triệu chứng ngạt mũi của trẻ sẽ được cải thiện nhanh chóng.
  • Trà gừng loãng: Nếu thấy trẻ có nhiều đờm chảy xuống cổ họng sẽ rất dễ bị trướng bụng. Vì vậy, các mẹ nên pha một chút bột gừng vào nước trà giúp trẻ êm bụng và dễ chịu.

Cách điều trị ho ở trẻ sơ sinh

Khi bị ho trẻ sơ sinh rất dễ quấy khóc, nghẹt mũi nên thường lười bú, khó thở. Tình trạng ho ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó phải kể tới những tác nhân chính thường gặp như:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi.
  • Môi trường xung quanh bị ô nhiễm khiến trẻ bị dị ứng.
  • Do trẻ bị nhiễm các loại virus thủy đậu, sởi, ho gà…
  • Lây nhiễm bệnh hô hấp từ người khác.

Cách điều trị ho ở trẻ sơ sinh tại nhà như sau:

  • Dùng rau diếp cá và nước vo gạo: Rau diếp cá được biết đến như một loại kháng sinh giúp trị ho rất tốt. Các mẹ chỉ cần lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, giã nhỏ. Sau đó cho thêm nước vo gạo vào đun chín, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống. Không nên cho trẻ uống trước khi ăn, mà nên cho uống sau ăn 1 giờ đồng hồ.

Dùng rau diếp cá và nước vo gạo trị ho cho trẻ.

Dùng rau diếp cá và nước vo gạo trị ho cho trẻ.

  • Lá húng chanh: Giã nhỏ lá húng chanh rồi cho thêm chút nước ấm vào để tinh dầu được chiết ra và chắt lấy nước cho trẻ uống. Sử dụng liên tục trong vòng 2 ngày tình trạng ho sẽ được giảm rõ rệt.
  • Quả lê: Trong Đông y quả lê được sử dụng để tiêu đờm, rát họng tốt. Thái nhỏ quả lê rồi nấu nhừ và lọc lấy nước cho thêm ít đường phèn vào sẽ dễ uống hơn.
  • Hạt chanh: Ngoài ra, trị ho cho trẻ sơ sinh các mẹ có thể sử dụng hạt chanh giã nhuyễn lọc lấy nước rồi cho thêm đường phèn hấp cách thủy cho bé uống hay lá hẹ cũng rất hiệu quả.

Với những chia sẻ về nguyên nhân, cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho ở trên. Hy vọng rằng sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có những thông tin bổ ích và cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất. Trường hợp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả tốt, các mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và chữa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo