Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh giúp bé dễ thở, ăn ngon

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả mà không cần dùng thuốc luôn được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm, bởi trẻ còn quá nhỏ để lạm dụng các thuốc tây y. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu nhất giúp cha mẹ yên tâm hơn khi điều trị chứng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vừa an toàn, vừa hiệu quả?

>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho do đâu? Điều trị tại nhà như thế nào?

>> Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm cha mẹ nên xử lí như thế nào?

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Xông hơi, sử dụng nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi… là những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên áp dụng.

Xông hơi chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Hơi nước trong phòng tắm cũng được xem là một trong những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Khi tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng đờm ở trong mũi bé. Điều đó sẽ giúp mũi được thông thoáng, bé sẽ dễ thở hơn.

Xông hơi cho bé để con bớt nghẹt mũi

Xông hơi cho bé để con bớt nghẹt mũi

Có thể xông hơi bằng cách xả nước nóng vào chậu và bế bé để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé sẽ giúp làm sạch họng và thông đờm. Áp dụng mẹo chữa ngạt mũi cho trẻ này các mẹ có thể cho thêm chút muối trắng hoặc tinh dầu vào sẽ có tác dụng tốt hơn.

Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Nước muối là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vừa phổ biến, lại an toàn. Các mẹ có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hoặc dạng nước biển hay tự làm nước muối ngay tại nhà. Chỉ cần pha một cốc nước ấm với nửa thìa muối ăn là được.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ dung dịch nước muối vào 1 bên lỗ mũi của trẻ, các mẹ chỉ nên nhỏ 1 – 2 giọt vào mỗi bên là đủ.
  • Sau đó, xoa bóp mũi cho bé cả hai phía.
  • Khi nhỏ xong một bên mũi, lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ bên còn lại vì vòi ống thuốc rất dễ nhiễm khuẩn.
  • Thực hiện nhỏ và hút mũi cho trẻ 4 lần/ngày cho tới khi không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa.

Nước muối là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vừa phổ biến, lại an toàn.

Nước muối là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vừa phổ biến, lại an toàn

Dùng dụng cụ hút mũi

Thêm một cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đó là, sử dụng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su hay dạng 2 vòi thông nhau, giúp làm sạch dịch mũi cho trẻ. Hút sạch mũi sẽ giúp bé dễ thở, ăn ngủ ngoan hơn.

Cách dùng ống hút mũi dạng bầu:

  • Đối với những trẻ không chịu hợp tác, cha mẹ nên hút mũi cho bé trước khi ăn, vì khi kích thích ở mũi trẻ sẽ rất dễ bị nôn trớ.
  • Bạn đặt bé nằm trong lòng mẹ, đầu của bé kê trên hai đầu gối mẹ, chân chống vào bụng và để đầu bé hơi ngửa ra sau.
  • Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi khoảng 10 giây. Sau đó, lau nhẹ cho bé sau khi nhỏ nước muối.
  • Từ tốn bóp bầu ống hút mũi để tạo chân không, nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi của trẻ. Từ từ thả bầu ống ra để hút sạch dịch trong mũi.
  • Sau đó, nhấc ống ra bên ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, lau đầu ống bằng khăn giấy. Thực hiện tương tự đối với bên mũi còn lại.

Hút sạch mũi sẽ giúp bé dễ thở, ăn ngủ ngoan hơn.

Hút sạch mũi sẽ giúp bé dễ thở, ăn ngủ ngoan hơn

Nếu như đã áp dụng chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh trên mà bé vẫn bị ngạt mũi thì sau 5 phút nhỏ nước mũi sinh lý và tiếp tục hút mũi. Lưu ý, không hút mũi quá 2 – 3 lần/ngày vì sẽ kích thích niêm mạc mũi. Không nhỏ nước muối sinh lý quá 4 lần/ngày, vì sẽ làm khô mũi khiến bệnh thêm nặng hơn.

Một số sai lầm khi chữa nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là 1 số sai lầm cha mẹ có thể mắc phải trong quá trình điều trị nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh:

  • Rửa mũi quá nhiều cho trẻ: Điều này sẽ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi của bé, thậm chí gây rát, mỏng niêm mạc mũi.
  • Hút mũi quá mạnh cho trẻ bằng ống hút mũi làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương, chảy máu.
  • Hút mũi trẻ bằng miệng người lớn: Điều này sẽ làm vi khuẩn từ miệng cha mẹ vào mũi trẻ khiến cho bệnh viêm mũi thêm trầm trọng hơn.
  • Tự ý nhỏ thuốc mũi cho trẻ gây nguy hiểm, thậm chí làm tổn thương, gây tím tái, xung huyết niêm mạc mũi.
  • Nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ: Vì tinh dầu tỏi gây bỏng rát và tổn thương nghiêm trọng niêm mạc mũi của trẻ.

Tình trạng ngạt mũi ở bé có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, nếu đã áp dụng những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh ở trên mà không có hiệu quả, cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt nhé!.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo