Dấu hiệu sưng amidan thường gặp và cách điều trị dứt điểm
Dấu hiệu sưng amidan là một trong những biểu hiện cho thấy amidan đang gặp vấn đề bất thường. Amidan là một bộ phận nằm bên trong họng, là nơi giao thoa giữa đường ăn và đường thở. Bộ phận này có trách nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ mũi họng chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Cũng vì vậy mà amidan rất dễ gặp tác động xấu gây viêm sưng. Khi ấy, người bệnh sẽ có những dấu hiệu, biểu hiện như thế nào?
Các dấu hiệu nhận biết sưng amidan
Khi bị sưng amidan, ngoài biểu hiện amidan sưng tấy, nóng đỏ, người bệnh còn có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như:
- Sốt cao 38 – 39 độ C, thường đột ngột rét run. Nếu có dấu hiệu này thì người bệnh đã bị viêm amidan khởi phát.
Sưng amidan thường kèm theo sốt cao
- Bệnh nhân sưng amidan thường bị đau đầu, mệt mỏi, biếng ăn, lượng nước tiểu ít và có màu sẫm. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ em sẽ kèm theo triệu chứng co giật, nôn ói.
- Cổ họng bị khô, rát và nóng, thường có cảm giác vướng víu.
- Lưỡi đóng cặn màu trắng, miệng khô, 2 bên niêm mạc đỏ. Kèm theo đó là dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi.
- Ho khan, ho có đờm nhầy, một số trường hợp còn bị khàn giọng.
- Hốc amidan sưng tấy, nổi chấm mủ trắng.
- Sưng mủ: niêm mạc sẽ bị sưng lên, tấy đỏ do vi khuẩn tấn công, thậm chí còn xuất hiện mủ trắng làm tăng cơn đau ở amidan.
Đẩy lùi các dấu hiệu sưng amidan bằng cách nào?
Tình trạng sưng amidan có thể điều trị theo phương pháp Tây y và dân gian.
Phương pháp Tây y chữa sưng amidan
Nếu hai bên amidan chỉ bị sưng và đỏ thì phần lớn là do virus. Với trường hợp này bệnh thường sẽ tự khỏi sau 4 – 5 ngày mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Còn nếu amidan xuất hiện thêm mủ trắng thì căn nguyên của bệnh là do vi khuẩn và trường hợp này người bệnh buộc phải điều trị bằng kháng sinh chống bội nhiễm.
Điều trị sưng amidan bằng thuốc kháng sinh
Những loại thuốc kháng sinh thường được dùng khi bị viêm nhiễm amidan là clamoxyl, cephalexine, zinnat… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và những tác nhân gây bệnh nói chung.
Ngoài ra, trường hợp người bệnh bị viêm amidan hốc mủ có thể dùng kháng sinh Sulicat hoặc Somelux để điều trị, kết hợp với thuốc xịt mũi Monitazone.
Bên cạnh đó, nếu sưng viêm amidan là do liên cầu b tan huyết nhóm A thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống liên cầu pennicilin G.
Ngoài ra, còn có một số loại thuốc trị sưng amidan dùng kết hợp như:
- Thuốc paracetamol: Là loại thuốc giảm đau, kháng viêm thường được dùng để chữa viêm amidan do bác sĩ kê toa nhờ tính an toàn nếu dùng đúng liều.
- Thuốc kháng khuẩn như betadine, oropivalone, lysopaine…
- Các thuốc giảm ho, xưng huyết.
- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn.
- Các dung dịch kiềm loãng như nước muối sinh lý dùng để súc họng.
Trị sưng amidan bằng phương pháp dân gian
Các bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian trị viêm amidan dưới đây:
Trị dấu hiệu sưng amidan bằng tỏi
Tỏi là một loại thảo dược chữa viêm amidan rất tốt. Các hoạt chất chống oxy hóa có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sưng amidan.
Thông thường, để trị sưng amidan bạn cắt tỏi thành những lát mỏng rồi bỏ vào chén cùng mật ong, đem hấp cách thủy. Hoặc có thể xay tỏi để lấy nước ép và trộn cùng mật ong, dùng dung dịch này ngậm sẽ giúp trị sưng amidan rất tốt.
Amidan sưng tấy, nóng đỏ có thể dùng tỏi để chữa trị
Chữa sưng amidan bằng muối
Muối có tính kháng khuẩn, nhiễm trùng … Khi vào cơ thể, những hoạt chất sẽ tiêu diệt các ổ viêm và làm dịu cổ họng.
Bạn chỉ cần hòa tan việc một ít muối với một cốc nước ấm rồi ngậm, súc miệng với nước muối sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh.
Dùng quả mơ rừng
Để thực hiện bài thuốc này, bạn chỉ cần ngâm quả mơ rừng với đường ít nhất từ 10 – 15 ngày. Mỗi ngày bạn chỉ cần pha nước mơ với nước ấm để uống, các triệu chứng sưng amidan sẽ dần được loại bỏ.
Lưu ý khi điều trị sưng amidan
Một số điều cần lưu ý khi điều trị sưng amidan:
- Hạn chế thức ăn có tính kích ứng như thức ăn cay, ngũ cốc khô, đồ ăn chiên xào, nướng, các loại đồ ăn sống, gỏi, nộm.
- Không ăn Sô cô la, đậu phộng vì chúng có chứa arginin thúc đẩy vi khuẩn phát triển, kéo dài tình trạng bệnh.
- Không nên dùng các chất kích thích như rươụ, bia, thuốc lá, thực phẩm lạnh.
- Nên ăn nhiều rau xanh, ngó sen, táo.
- Bổ sung nhiều nước và nước ép trái cây như dưa hấu, mía, mận, đào…
- Nếu bị sưng amidan kèm theo chảy máu chân răng thì nên uống nước chanh mỗi ngày.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về dấu hiệu sưng amidan cũng như cách chữa trị. Mong rằng với những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp bạn sớm khắc phục được căn bệnh rắc rối này.
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!