Viêm amidan mãn tính là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và những lưu ý khi mắc bệnh

Viêm amidan mãn tính là một căn bệnh gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Vậy những triệu chứng mà người bệnh phải chịu là gì? Bệnh xuất hiện do nguyên nhân nào? Có cách nào để điều trị mà không cần cắt bỏ amidan không? Cùng tham khảo bài viết sau đây.

>> Nhận biết dấu hiệu viêm amidan ở các giai đoạn và cách điều trị

>> Ung thư amidan: Triệu chứng, các giai đoạn bệnh và cách điều trị

Bệnh viêm amidan là gì?

Amidan là tổ chức nằm ở bên thành họng, giao điểm của đường ăn và đường thở nên có chức năng bảo vệ giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các virus, vi khuẩn gây bệnh. Amidan rất dễ bị viêm do:

  • Đây là nơi hứng chịu sự tấn công của vi khuẩn/virus/nấm hàng ngày qua đường ăn, đường thở như khói bụi, thay đổi thời tiết, điều hòa, nước đá, khói thuốc lá, thức ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không sạch…
  • Amidan có cấu trúc nhiều khe, hốc nên vi khuẩn/virus/nấm dễ trú ngụ và gây bệnh cơ hội khi cơ thể giảm sức đề kháng
  • Một số trẻ có amidan bẩm sinh phát triển quá mức vừa gây khó thở, khó nuốt vừa dễ viêm nhiễm.

Amidan

Amidan

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan mãn tính

Bệnh thường do nhiễm virus khiến cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm, sau đó dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt là do khí hậu Việt Nam thay đổi rất đột ngột, liên tục quanh năm nên rất dễ mắc bệnh và việc chữa trị cũng trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là 4 nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính thường gặp.

Viêm amidan cấp không được điều trị

Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính trước hết là do viêm amidan cấp không được điều trị dứt điểm.

Trên cơ sở đó, virus, vi khuẩn thường xuyên tấn công amidan và gây ra tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm amidan như: H. influenzae, tụ cầu, xoắn khuẩn Vincent, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A (St. pyogenes).

Do các bệnh tai mũi họng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, amidan có khả năng sản sinh ra các kháng thể, để bảo vệ và chống lại các vi khuẩn tấn công đường hô hấp trên.

Do đó, khi viêm amidan kéo dài có nghĩa là vùng tai mũi họng đang có ổ viêm. Dịch viêm thường xuyên được đưa xuống vùng họng gây viêm nhiễm amidan mãn tính.

Do vệ sinh răng miệng kém

Bệnh viêm amidan mãn tính thường gặp ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, hoặc không vệ sinh răng miệng.

Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh về răng miệng. Từ đó ổ viêm ở răng miệng sẽ lan rộng xuống vùng họng và amidan gây viêm amidan kéo dài.

Viêm amidan

Viêm amidan

Do môi trường sống

Môi trường ô nhiễm, khói bụi, người bệnh uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá cũng là những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm.

Điều này khiến cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm amidan khi gặp những điều kiến thuận lợi như: thời tiết thay đổi, mưa lạnh

Bên cạnh đó bệnh viêm amidan mãn tính còn thường gặp ở những người có sức khỏe, sức đề kháng kém như: trẻ em bị suy dinh dưỡng, người cao tuổi…

Triệu chứng của bệnh amidan mãn tính

Như đã nói biểu hiện viêm amidan mãn tính đầu tiên là tình trạng viêm amidan kéo dài trên 4 tuần, hoặc tại tái diễn từ 4 – 6 lần/ 1 năm.

Bên cạnh đó khi bị viêm amidan mãn tính người bệnh thường xuyên có một số biểu hiện như:

  • Những triệu chứng thường gặp: sốt cao, nổi hạch góc hàm, vướng họng, có cảm giác đau khi nuốt thức ăn, khô họng, có đờm. Nếu là trẻ nhỏ thì sẽ có thêm những triệu chứng như lười ăn, gầy, thính giác suy giảm.
  • Triệu chứng cơ năng: Người bệnh có cảm giác rát cổ, có nhiều dịch nhờn nên sẽ khạc nhổ thường xuyên, hơi thở có mũi hôi, xuất hiện nhiều dịch mũi gây cảm giác khó thở, hay ho về đêm. Đối với trẻ em thì sẽ thấy lười ăn, ngủ hay ngáy và khó ngủ.

Các biến chứng của bệnh viêm amidan mãn tính

Theo PGS. TS Phạm Khánh Hòa (Nguyên viện trưởng viện Tai mũi họng Trung ương) cho biết: viêm amidan mãn tính nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như:

  • Biến chứng tại chỗ: viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan
  • Biến chứng bộ phận hô hấp: viêm thanh quản, khí quản, phế quản
  • Biến chứng viêm tai giữa cấp, mãn tính
  • Biến chứng tiêu hóa ở trẻ nhỏ
  • Biến chứng mắt: viêm màn tiếp hợp, viêm mí mắt, chay nước mắt.
  • Biến chứng toàn thân: Viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp.

Viêm amidan mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm amidan mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị viêm amidan mãn tính như thế nào?

Có 2 cách chữa viêm amidan mãn tính như sau:

Chữa viêm amidan mãn tính bằng Tây y

Đối với phương pháp Tây y, có 2 cách điều trị chính là dùng thuốc và cắt bỏ amidan.

Phương pháp cắt amidan

Bệnh nhân nên cắt amidan khi có chỉ định của bác sĩ. Ưu điểm của phương pháp này là có thể loại bỏ tức thì vùng amidan bị viêm, giúp người bệnh có thể nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh của căn bệnh này. Hiện nay, sự tiến bộ của Tây Y đã có thể loại bỏ viêm amidan mà không gây đau đớn hay mệt mỏi.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là: khi cắt amidan, nghĩa là bạn đã cắt đi tổ chức bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nó có thể làm mất hệ thống miễn dịch, sức để kháng của cơ thể (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi). Người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính, việc chảy máu trong và sau khi cắt amidan có thể dẫn tới tử vong.

Đó chính là ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn.

Chữa viêm amidan mãn tính bằng thuốc Tây

Người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm xung huyết
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc ngậm ho, thuốc ho, long đờm
  • Dung dịch súc miệng
  • Xông họng

Ưu điểm của các loại thuốc này là đẩy lùi nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên nó không chữa dứt điểm bệnh. Người bệnh khi mắc amidan mãn tính có thể đã bị nhờn một số loại thuốc. Đồng thời dùng nhiều thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Thuốc Tây trị viêm amidan

Không nên lạm dụng thuốc Tây trị viêm amidan sẽ gây nhờn thuốc

Trị viêm amidan mãn tính bằng phương pháp Đông y

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mới có thể giúp chữa khỏi viêm amidan mà không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Bệnh nhân có thể tham khảo kết hợp thêm các sản phẩm Đông y để chữa bệnh hiệu quả hơn.

Ưu điểm của Đông y là có thể tác động vào tận gốc rễ của bệnh, có khả năng làm lành các tổn thương vùng amidan, vùng họng; tái tạo niêm mạc amidan, họng hiệu quả; đồng thời bảo vệ amidan, họng trước các tác nhân gây bệnh.

Nhược điểm của phương pháp này là bệnh được loại bỏ một cách từ từ, nhanh thì từ 7 – 21 ngày, chậm thì khoảng 4 – 8 tuần. Muốn khỏi hẳn bệnh cần phải kiên trì, quyết tâm và theo đuổi tới cùng, không nên bỏ ngang sau một thời gian dùng hoặc sau khi thấy bệnh đã thuyên giảm.

Khi đã sử dụng phương pháp kết hợp Đông & Tây y thì hoàn toàn an tâm bệnh có thể khỏi, ít có nguy cơ tái phát và không bị tổn hại tới các bộ phận khác của cơ thể như: gan, thận, dạ dày… hay biến chứng sang các bệnh khác vùng mũi họng.

Ngoài ra, nên súc họng bằng nước muối mỗi ngày khoảng 3 giờ/lần, trước và sau khi ngủ. Kết quả sẽ thấy rõ ràng sau vài ngày.

Có nên cắt amidan mãn tính?

Có nên cắt amidan mãn tính?

Viêm amidan mãn tính nên ăn gì?

Việc ăn uống thế nào đóng 1 vài trò rất lớn trong điều trị viêm amidan mãn tính. Theo đó những người mắc bệnh viêm amidan mãn tính nên ăn những thực phẩm sau.

  • Đồ ăn mềm, dễ nuốt.
  • Những thực phẩm bổ dưỡng như trứng, sữa, gan, thịt nạc…
  • Tăng cường ăn rau xanh đặc biệt là những loại rau củ chứa nhiều vitamin C
  • Kiêng những thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều gia vị, thực phẩm khô cứng.
  • Kiêng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đường.
  • Hạn chế hoặc bừ bỏ rượu bia, thuốc lá, nước gọt có ga và các chất kích thích.
  • Không ăn những món sống như: gỏi, nộm, rau sống….

Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan

Để phòng tránh viêm amidan cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Cần hạn chế tới những nơi khí hậu bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, sử dụng khẩu trang có than hoạt tính mỗi khi ra đường.
  • Khi thời tiết bắt đầu chuyển giao mùa nên có những biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm cổ tay và bàn chân.
  • Không nên sử dụng điều hòa với nhiệt độ quá thấp, nên duy trì nhiệt độ ở mức 26 – 28 độ C.
  • Vệ sinh miếng chắn điều hòa thường xuyên để tránh bị ô nhiễm không khí trong phòng.
  • Phòng ở nên kín gió và thông thoáng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch họng và mũi.
  • Đối với trẻ em thì nên tạo thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn, hạn chế để trẻ cho tay vào miệng, không ăn những đồ lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

Mong rằng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh viêm amidan mãn tính. Hãy bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh dai dẳng này nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo