Ung thư amidan: Triệu chứng, các giai đoạn bệnh và cách điều trị

Ung thư amidan là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở vùng họng. Nếu không phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với cái chết. Vậy những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là gì? Bệnh có những giai đoạn nào và giai đoạn nào còn cơ hội chữa trị? Cùng benhtaimuihong.net tìm hiểu qua bài viết sau.

>> Viêm amidan cấp tính: Nhận biết sớm triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

>> Viêm amidan mãn tính là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và những lưu ý khi mắc bệnh

Ung thư amidan là bệnh gì?

Ung thư amidan là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan. Điều đó có nghĩa loại ung thư này không chỉ xuất hiện ở khu vực amidan mà còn phát triển ở hai mào của mô phía trước và sau amidan.

Ngoài ra, các vị trí lân cận amidan cũng có khả năng phát triển ung thư là phần mềm ở vòm miệng, mặt sau gốc lưỡi và thành sau của họng.

Nguyên nhân gây ung thư amidan

Dưới đây là 3 nguyên nhân chính gây ung thư amidan

  • Thuốc lá: Thuốc lá không chỉ được biết đến là gây ung thư phổi mà sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động cũng đều có thể gây ung thư amidan. Ngoài ra, thuốc lá còn gây ra rất nhiều các bệnh ung thư khác chẳng hạn ung thư dạ dày, ung thư vòm họng,…
  • Rượu, bia và các thức uống có cồn: Tương tự như thuốc lá, sử dụng rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư amidan. Đặc biệt khi kết hợp rượu và sử dụng thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư amidan gấp 2 lần so với việc sử dụng một trong 2 thứ trên.
  • Virus HPV: Đây là loại virus lây nhiễm qua đường tình dục. Thường là các loại virus HPV tuýp 2, 11, 16, đây là ba tuýp gây ung thư amidan, thường gặp nhất là tuýp 16.

Thuốc lá, rượu bia là nguyên nhân gây ung thư amidan

Thuốc lá, rượu bia là nguyên nhân gây ung thư amidan

Triệu chứng của bệnh ung thư amidan

Các triệu chứng thường gặp nhất của ung thư amidan là đau họng và đau bức xạ từ amidan ung thư tai. Lở miệng không lành cũng có thể triệu chứng ung thư amidan.

Các triệu chứng khác của ung thư amidan:

  • Khó nhai
  • Đau lan đến tai
  • Chảy máu
  • Khó phát âm
  • Khó nuốt
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Khi ung thư amidan đã di căn ngoài những triệu chứng trên bệnh nhân có thể bị ho kéo dài, đau lưng, đau xương hoặc đau nhức toàn thân…

Ung thư amidan

Ung thư amidan

Phân biệt ung thư amidan và viêm amidan

Các triệu chứng trên của ung thư amidan rất dễ bị nhầm với các bệnh về họng khác như viêm amidan, viêm họng hạt…

Phân biệt ung thư amidan và viêm amidan

Các giai đoạn của bệnh ung thư amidan

Bệnh ung thư amidan được chia làm 5 giai đoạn:

Giai đoạn 0

Trong giai đoạn này, ung thư amidan phát triển ở vị trí của nó và không xâm chiếm các mô khác.

Giai đoạn có tỷ lệ điều trị thành công cao nhất được bởi vì bác sĩ loại bỏ toàn bộ khối u amidan thông qua phẫu thuật.

Giai đoạn 1

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn sớm của bệnh ung thư. Trong giai đoạn này, khối u không phát triển sâu nhưng hình thành một khối u nhỏ ở vị trí của nó. Kích thước khối u thường nhỏ hơn 2cm. Thường có rất ít bệnh nhân phát hiện được bệnh ở giai đoạn 1.

Có chăng chỉ là do tình cờ khám sức khỏe hoặc xét nghiệm trước khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Theo đánh giá chung, nếu phát hiện khi bệnh ở giai đoạn 1 và có sự can thiệp kịp thời thì tỉ lệ khỏi bệnh và cơ hội sống sót sau 5 năm chiếm trên 90%.

Giai đoạn 2

Các mô ung thư sẽ phát triển lớn hơn ở giai đoạn 1 và có thể phát hiện qua việc thăm khám amidan.

Tuy nhiên, các khối u này cũng chưa lan ra toàn bộ amidan. Chủ yếu người ta phát hiện bệnh ở giai đoạn này nhờ vào việc chọc sinh thiết kiểm tra.

Ung thư amidan

Ung thư amidan giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn các khối u xâm lấn ra toàn bộ amidan và có thể lan rộng đến các mô xung quanh. U nguyên phát có đường kính lớn nhất > 4cm, chưa có hiện tượng di căn đến hệ hạch bạch huyết lân cận và các vùng xa của cơ thể.

Ngoài ra, trường hợp khối u có bất kỳ kích thước nào nhưng đã có dấu hiệu xâm chiếm sang hệ bạch huyết xung quanh amidan nhưng chưa di căn sang các cơ quan khác cùng được xếp vào giai đoạn 3 của bệnh.

Giai đoạn 4

Lúc này tình trạng ung thư đã lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận lân cận như thực quản, thanh quản, niêm mạc họng….

Bước vào giai đoạn này, với những bệnh nhân viêm amidan tỉ lệ sống sót sau 5 năm sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 20 – 30%.

Ung thư amidan có nguy hiểm không, có chết không?

Với những phân tích ở trên, các bạn đều đã thấy mức độ nguy hiểm khi ung thư amidan khởi phát. Tỷ lệ tử vong cao nhưng không phải cứ mắc bệnh là bệnh nhân đã hết đường cứu chữa.

Ung thư amidan và viêm amidan

Ung thư amidan có thể chữa khỏi nếu phát hiện đúng bệnh và chữa trị kịp thời

Chúng ta hoàn toàn có thể chế ngự được căn bệnh này cũng như kéo dài sự sống cho mình nếu như chúng ta sớm phát hiện bệnh và có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này.

Với những người không may nhiễm bệnh, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ đã chỉ định thì giữ cho mình tâm lý lạc quan cũng là một điều có ý nghĩa rất lớn. Bởi tinh thần có thoải mái mới khiến cho quá trình chữa bệnh nhanh chóng có hiệu quả.

Chẩn đoán ung thư amidan như thế nào?

Các triệu chứng của ung thư amidan đôi lúc có thể gây nhầm lẫn với các nhóm bệnh đường tai – mũi – họng khác, nếu nghi ngờ có khối u ung thư phát triển, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Khám sức khoẻ: Đặc biệt khu vực đầu cổ, hạch bạch huyết xung quanh và kiểm tra mức độ phản ứng của thính lực.
  • Nội soi amidan: Phương pháp nội soi giúp bác sĩ quan sát được những dấu hiệu bất thường của lớp niêm mạc amidan như các vết viêm loét, chảy máu, tổn thương hay sự xuất hiện của khối u.
  • Sinh thiết tế bào: Đây là phương pháp duy nhất giúp xác định khối u là lành tính hay ác tính.
  • Thử nghiệm hình ảnh (chụp CT, MRI hoặc chụp PET): Nếu nghi ngờ dấu hiệu bất thường ở amidan là khối u ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định rõ vị trí, kích thước, hình thái khối u. Đồng thời xác định xem khối u đã di căn sang hệ bạch huyết vùng cổ và các cơ quan khác hay chưa.

Chẩn đoán ung thư amidan

Chẩn đoán ung thư amidan

Các kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về tính chất, vị trí, kích thước, giai đoạn phát triển của khối u. Từ đó hội đồng hội chẩn sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị ung thư amidan

Ung thư amidan giai đoạn đầu có thể khó phát hiện do những triệu chứng chưa biểu hiện rõ ràng nhưng khả năng tầm soát bệnh ở giai đoạn này sẽ cao hơn rất nhiều. Nhiệm vụ của quá trình điều trị đặt ra đó là phải hạn chế được sự lây lan của các tế bào ung thư ra các bộ phận khác.

Hiện nay để điều trị căn bệnh này ở giai đoạn đầu, các phương pháp chính để áp dụng bao gồm:

Sử dụng các loại thuốc

Đơn thuốc dành cho bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định sau khi khám và chẩn đoán cụ thể. Tùy thuộc mức độ bệnh, cơ địa từng bệnh nhân mà sẽ có phác đồ điều trị cho phù hợp nhất.

Phương pháp hóa trị

Hóa trị liệu sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt ung thư. Nếu bạn bị ung thư amiđan, bạn có thể cần điều trị hóa chất trước khi bước vào giai đoạn điều trị chính để giúp co lại khối u ung thư. Đây được gọi là điều trị hỗ trợ. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị ung thư amidan là Fluorouracil và Cisplatin

Ngoài ra, ở giai đoạn đầu, người bệnh còn có thể điều trị dứt điểm bệnh bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, kết hợp với việc sử dụng thuốc.

Phẫu thuật ung thư amidan

Phẫu thuật ung thư amidan

Phẫu thuật

Cắt bỏ phần amidan và một phần các mô ở cổ họng để ngăn ngừa khối u lan rộng. Nếu khối u nhỏ, phẫu thuật có thể thực hiện đơn giản bằng bằng gây tê cục bộ và sử dụng phương pháp phẫu thuật laser để loại bỏ khối u.

Nếu khối u phát triển lớn và có nguy cơ lan rộng hơn, bác sĩ có thể cần cắt bỏ toàn bộ khối u và một phần mô xung quanh. Đồng thời kết hợp với xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn phần còn lại của khối u.

Lưu ý: Việc thực hiện phẫu thuật ở phần cổ họng có thể ảnh hưởng đến giọng nói. Nếu gặp khó khăn trong việc phát  âm và diễn đạt ngôn ngữ, người bệnh nên làm việc cùng các bác sĩ chuyên khoa để có phương án khắc phục.

Phương pháp xạ trị

Xạ trị được sử dụng riêng lẻ để điều trị có khối u amidan nhỏ hoặc không thể can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị có thể được dùng để co nhỏ khối u để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u dễ dàng hơn.

Hiện nay có hai phương pháp điều trị thực tế là xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ để điều trị ung thư amidan. Bệnh nhân thường phải điều trị bằng xạ trị bên ngoài mỗi ngày một lần trong vài tuần liên tiếp.

Phòng ngừa bệnh ung thư amidan

Để làm được điều đó, mọi người nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc thật khoa học. Khi đó cơ thể chúng ta sẽ có được một sức đề kháng tốt nhất, đủ sức chống lại những tác động từ bên ngoài đến sức khỏe.

Phòng ngừa ung thư amidan với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Phòng ngừa ung thư amidan với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bạn nên:

  • Duy trì chế độ ăn hợp lý, bổ sung nghệ, gừng, tỏi vào bữa ăn hàng ngày
  • Giảm lượng muối
  • Hạn chế các loại thịt nướng, thịt xông khói
  • Hoạt động thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày
  • Đi bộ mỗi buổi tối
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá

Ngoài ra, mọi người người nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện được những bất thường xuất hiện trên cơ thể mà nhất là đối với hệ hô hấp. Hãy để ung thư amidan không còn là mối đe dọa sức khỏe của bạn và gia đình!

Xem thêm Video: Các phân biệt ung thư amidan với viêm loét amidan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo