Viêm xoang bướm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm xoang bướm là một trong những thể bệnh viêm xoang. Theo thống kê, hiện nay có tới 65% bệnh nhân viêm xoang ở thể viêm xoang bướm. Bởi vì xoang này nằm phía sau vùng mũi nên dễ bị vi khuẩn tấn công hơn các xoang khác. Căn bệnh này nếu không được điều trị sớm, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

>> Viêm xoang trán là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

>> Viêm xoang ở trẻ em và cách điều trị không gây biến chứng ảnh hưởng về sau

Bệnh viêm xoang bướm là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường. Dưới đây là một số thông tin cơ bản người bệnh nên biết để khi mắc bệnh sẽ có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách.

Bệnh viêm xoang bướm là gì?

Viêm xoang bướm có tên khoa học là Ethmoidal sinusitis. Đây là tình trạng niêm mạc bị sưng tấy kèm theo viêm nhiễm tại hốc xoang có hình cánh bướm trong hộp sọ. Do xoang bướm có vị trí nằm sâu, liền kề với nhiều dây thần kinh và bộ phận quan trọng bên trong hộp sọ nên việc điều trị bệnh tương đối phức tạp.

Cấu tạo nên bướm gồm có 6 thành: thành trước, thành dưới, thành sau, thành trên và hai thành bên.

Vị tri xoang bướm

Vị tri xoang bướm

  • Thành trước (thành mũi): là thành giáp với mũi qua một lỗ thông xoang bướm. Đây là vị trí thường được can thiệp nội soi và phẫu thuật khi bị viêm xoang cánh bướm.
  • Thành sau: giáp với đáy sọ và màng nhện hộp sọ, gần với tĩnh mạch chẩm chạy ngang qua.
  • Thành dưới: là trần của vòm họng và có dây thần kinh Vidien nằm sát vào xương ở sùi vòm ở trẻ em.
  • Thành trên: là nơi tiếp xúc với tầng giữa và tầng trên của đáy sọ, gần tuyến yên và vùng dưới đồi thị, vùng phía trước tuyến yên có giao thoa thị giác.
  • Thành bên (thành ngoài): hai thành ngoài bên phải và bên trái có liên quan tới xoang tĩnh mạch hang. Trong xoang tĩnh mạch hang có động mạch cảnh trong cùng với bao giao cảm của nó, xung quanh có các dây thần kinh sọ số III, V1, V2 và VI.

Vậy nguyên nhân gây viêm xoang bướm là gì?

Nguyên nhân khiến xoang bướm bị viêm thường là do bít tắc lỗ thông xoang hoặc do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.

  • Bít tắc lỗ thông xoang: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm xoang cánh bướm. Dẫn tới tình trạng các lỗ thông xoang không được thông thoáng, dịch nhầy ứ đọng nhiều làm tắc nghẹt, phù nề, sưng viêm.
  • Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn: việc dịch nhầy được tiết ra nhiều, ứ đọng trong các hốc xoang sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi nấm có điều kiện phát triển làm tổn thương niêm mạc xoang bướm nặng nề hơn.

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân khiến xoang bướm bị viêm thường gặp

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân khiến xoang bướm bị viêm thường gặp

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác dẫn tới viêm xoang cánh bướm như:

  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh.
  • Cấu trúc mũi có vấn đề như: lệch vách ngăn, có polyp mũi, kén hơi cuốn mũi giữa, cuốn mũi trên, kén hơi vách ngăn mũi,…
  • Các bệnh khác về họng: khối u ở vòm họng, khối u ở sàn sọ,…
  • Người mắc các bệnh về đường hô hấp: viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch,…
  • Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất,… gây các bệnh về tai, mũi, họng, trong đó có viêm xoang bướm.
  • Lạm dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn,…
  • Bệnh về đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Hệ miễn dịch thông thường bị rối loạn, giảm IgA, IgG, rối loạn immunoglobulin, bệnh tiểu đường, bệnh AIDS, cơ địa không khỏe mạnh.

Cách nhận biết bệnh viêm xoang bướm sớm

Tình trạng xoang bướm bị viêm nhiễm nếu để bệnh kéo dài, trở nặng sẽ khó chữa khỏi và tốn rất nhiều tiền. Vì vậy cần nhận biết bệnh sớm để tìm hiểu, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Có thể chẩn đoán, phát hiện bệnh qua các dấu hiệu sau đây:

  • Sổ mũi, ngạt mũi

Đây là 2 dấu hiệu thường xuất hiện đầu tiên khi bệnh nhân mắc viêm xoang cánh bướm. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh hô hấp khác, do đó cần theo dõi kỹ để phân biệt, tránh nhầm lẫn bệnh dẫn tới điều trị sai cách.

Giai đoạn đầu khi mắc bệnh, dịch nhầy của bệnh nhân thường không màu, trong suốt kèm theo các dấu hiệu như ngạt mũi, khó thở. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi bệnh trở nặng nước mũi sẽ chuyển sang màu xanh vàng, có thể có mủ. Dịch nhầy có mủ là dấu hiệu báo tình trạng viêm nhiễm ở xoang đã trở nặng.

  • Sốt, rét run kèm ho

Khi bị viêm xoang bướm có thể bị sốt cao, rét run

Khi bị viêm xoang bướm có thể bị sốt cao, rét run

Do xoang bướm có vị trí nằm sâu, gần với nhiều dây thần kinh vùng đầu và mắt. Cho nên, khi bị viêm sưng, nhiễm trùng sẽ gây ra các cảm giác đau nhức, mệt mỏi, sốt, rét run hoặc ho. Bệnh nhân có thể cảm nhận được cơ thể ớn lạnh chạy dọc sống lưng, sau cổ và ho nhiều, liên tục vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ.

  • Đau nhức vùng đầu, nặng mặt

Xoang bướm bị viêm có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh sọ số III, V1, V2, VI khiến bệnh nhân có cảm giác đau đỉnh đầu, đau sau gáy, giữa hai mắt,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, khó chịu, nặng mặt làm ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

  • Thị giác giảm, thậm chí mù lòa

Do các dây thần kinh thị giác nằm gần xoang bướm nên khả năng bị ảnh hưởng do viêm nhiễm là khá cao. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể bị giảm thị lực, mắt đỏ, ngứa, mỏi mắt. Nếu để bệnh kéo dài, không được chữa trị đúng cách có thể bị gai mắt nề, lồi nhãn cầu, thậm chí mù lòa vĩnh viễn.

  • Ảnh hưởng đến tai mũi họng

Dịch nhầy được tiết ra không chỉ chảy ra ngoài qua mũi mà còn có thể theo các lỗ thông xoang chảy xuống cổ họng khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, phải khạc nhổ để đẩy nó ra ngoài. Lâu dần sẽ tạo nên đờm bám trong thành hòng làm ảnh hưởng đến họng gây các bệnh như viêm họng, viêm amidan,…do tai, mũi, họng thông với nhau.

Một số biến chứng nguy hiểm do viêm xoang bướm gây ra

Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh chủ quan, không hiểu biết rõ về bệnh cho nên khi xuất hiện các triệu chứng bệnh kể trên đã cho rằng đây là các bệnh về đường hô hấp nhẹ như cảm cúm, cảm lạnh sẽ tự khỏi không cần điều trị. Hoặc là các triệu chứng sớm của bệnh không nguy hiểm nên không cần thăm khám bác sĩ, tự chữa bằng mẹo dân gian.

Đây là những quan điểm sai lầm, bởi khi bị viêm xoang bướm nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm màng mắt, giảm thị lực hoặc gây mù vĩnh viễn.
  • Hơi thở có mùi hôi, mắc các bệnh về đường hô hấp khác như: viêm họng mãn tính, nhiễm trùng vòm họng, viêm amidan,…
  • Nếu bị nhiễm trùng mũi họng có thể gây bệnh viêm tai giữa.
  • Do vị trí xoang bướm nằm gần hộp sọ nên sẽ dẫn tới viêm màng não, viêm não.
  • Các xoang có cấu trúc thông nhau nên tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan sang các xoang còn lại gây biến chứng viêm đa xoang, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh và khó điều trị hơn.

Phương pháp điều trị viêm xoang bướm phổ biến hiện nay

Xoang bướm bị viêm nếu phát hiện sớm, biết cách chăm sóc có thể làm thuyên giảm bệnh, các triệu chứng dễ dàng. Tuy nhiên, để điều trị bệnh cần phải xem xét từng trường hợp bệnh mà áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:

Điều trị viêm xoang bướm bằng nội khoa

Thường khi bị viêm xoang xương bướm, nếu bệnh đang ở giai đoạn nhẹ có thể khắc phục bằng các loại thuốc tây thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen,…
  • Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi, thuốc co mạch.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Kháng histamin.

Chữa viêm xoang cánh bướm bằng nội khoa

Chữa viêm xoang cánh bướm bằng nội khoa

Những loại thuốc này thường mang lại hiệu quả nhanh, đặc biệt là với các trường hợp bệnh nhẹ ở giai đoạn cấp tính. Nhờ vậy mà bệnh nhân sẽ nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bệnh và thoải mái hơn.

Nhưng, người bệnh cần biết rằng các thuốc tây thường gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, tim đập nhanh, nhờn thuốc, chóng mặt, buồn nôn,… Bên cạnh đó, nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khác trong cơ thể, nhất là dạ dày.

Phương pháp ngoại khoa

Với những trường hợp xoang bướm viêm nhiễm điều trị bằng nội khoa không mang lại kết quả tốt, các bác sĩ sẽ xem xét và cho điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Theo hướng này, bệnh nhân có thể cần thực hiện các thủ thuật như chọc xoang, hút mủ hoặc phẫu thuật mổ xoang để điều trị.

Phương pháp này chủ yếu được áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, có thể nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp Y học cổ truyền

Phương pháp này được đánh giá khá cao và nhận được sự tin tưởng của nhiều người bệnh. Bởi tính an toàn cao, dễ thực hiện, chi phí thấp, phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân nước ta.

Với những bài thuốc gia truyền, nguyên liệu là các thảo dược quý trong tự nhiên vừa có tác dụng chữa bệnh lại rất tốt cho sức khỏe. Cho nên, bệnh nhân có thể tham khảo và lựa chọn chữa bệnh theo cách này.

Dùng mẹo dân gian

Ngoài những cách làm trên, người bệnh cũng có thể thực hiện một số cách làm đơn giản sau giúp làm sạch mũi, giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở xoang bướm.

  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày.
  • Xông mũi bằng nước nóng, có thể thêm một ít tinh dầu bạc hà, khuynh diệp vào hiệu quả sẽ tăng cao hơn.
  • Tắm nước ấm mỗi ngày, nhất là những khi thời tiết giao mùa.

Cách chăm sóc, phòng bệnh viêm xoang bướm

Như đã nói ở trên, xoang bướm có vị trí nằm sâu, gần sọ nên rất khó nhận biết, quá trình điều trị cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh lại dễ tái phát nếu không được chăm sóc hợp lý. Vì vậy, người bệnh cần chú ý thực hiện một số cách làm đơn giản sau để chăm sóc, phòng bệnh tốt hơn:

  • Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để hạn chế tiếp xúc với bụi bặm hoặc các tác nhân gây kích ứng khác.

Cách phòng bệnh viêm xoang bướm đơn giản, hiệu quả

Cách phòng bệnh viêm xoang bướm đơn giản, hiệu quả

  • Vệ sinh môi trường sống để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn, virus.
  • Không ăn các thực phẩm gây kích ứng khiến bệnh tái phát trở lại.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, A, rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch nhầy, đẩy chúng ra ngoài dễ dàng giúp mũi sạch và thông thoáng hơn.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là mùa đông. Không nên tắm khi người đang có mồ hôi, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ vừa phải.
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi bệnh và xử lý kịp thời khi xuất hiện dấu hiệu bệnh tái phát.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn,…

Việc phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng, quyết định nhiều tới hiệu quả quá trình điều trị. Để tránh tình trạng bệnh viêm xoang bướm gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người bệnh thì tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo