Viêm xoang ở trẻ em và cách điều trị không gây biến chứng ảnh hưởng về sau

Theo thống kê, tỉ lệ viêm xoang ở trẻ em chiếm 1,7% và có đến 2,1% trẻ bị biến chứng về mắt, tai, họng. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển sau này của trẻ rất lớn. Viêm xoang ở trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh cần được coi trọng và điều trị trong thời gian sớm nhất để tránh những hậu quả khôn lường.

>> Các nguyên nhân viêm xoang cần cảnh giác và cách phòng ngừa bệnh

>> 4 dấu hiệu viêm xoang nhận biết sớm, tránh để lâu ngày khó chữa

Viêm xoang là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cơ thể trẻ không kịp thích ứng. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, và khó chịu cho trẻ.

Dưới đây là những điều các mẹ cần biết về chứng bệnh viêm xoang ở trẻ em để có cách thức chăm sóc và điều trị hợp lý cho con.

Viêm xoang ở trẻ em

Bệnh viêm xoang ở trẻ em là tình trạng các mũi xoang bị viêm nhiễm do một số loại vi khuẩn, vi rút, nấm gây bệnh hoặc do hiện tượng bít tắc các hốc xoang gây ra. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ nhiều yếu tố trong môi trường hoặc các dị tật bẩm sinh.

Viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ em

Các bé khi mới sinh ra đã có xoang sàng nằm giữa hai hố mắt, các xoang khác lần lượt hình thành sau đó: xoang hàm có khi trẻ được 3 – 4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ lên 7 – 8 tuổi, hoàn thiện dần cho đến khi 20 tuổi. Do vậy ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, thường chỉ gặp viêm xoang sàng và xoang hàm.

Kích thước các xoang của trẻ nhỏ, đôi khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên các triệu chứng không đặc hiệu, cùng với việc các bé còn nhỏ, chưa có khả năng trả lời chính xác nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống xoang ở trẻ chưa phát triển toàn điện nên khi bị nhiễm bệnh chúng dễ gây ảnh hưởng đến quá trình này cả về sau.

Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virut, nấm. Một trong các loại vi khuẩn gây viêm xoang hay gặp nhất là Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella… Các loại vi khuẩn này từ họng, hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ.

Bình thường các xoang và đường hô hấp trên có liên quan mật thiết với nhau và khi một bộ phận bị viêm thì nguy cơ sẽ lan sang bộ phận khác. Vì vậy, khi trẻ bị viêm họng, mũi, amidan, VA do vi khuẩn gây ra mà không được điều trị dứt điểm thì chúng sẽ lan đến các xoang và gây viêm xoang.

Trẻ bị viêm xoang có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, phần lớn đều do ảnh hưởng của thời tiết và môi trường.

– Dị ứng thời tiết: Dối với những bé có cơ địa dị ứng, khi thời tiết thay đổi, thường là trở lạnh đột ngột các bệnh liên quan đến đường hô hấp phát triển và gây ra những khó chịu cho trẻ.

– Môi trường: Môi trường bụi bẩn, lông động vật, hoặc một số loại hóa chất là nguyên nhân làm cho xoang của trẻ bị tổn thương

– Dị tật bẩm sinh mũi xoang: Một số trẻ bị viêm xoang vì bị dị tật mũi xoang, cấu trúc bất thường gây chèn ép không thông khí hoặc tích tụ chất dịch nhầy gây ra viêm nhiễm.

– Hậu cảm cúm, cảm lạnh: Sau những lần cảm cúm, cảm lạnh dễ là nguyên nhân làm cho bé bị viêm xoang.

Bệnh dễ tái đi tại lại nhiều lần, do đó, cha mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt để bệnh không phát triển nặng và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Ngoài ra, đối với những trẻ có cơ địa dị ứng với bụi nhà, lông vật nuôi, các sợi bông đồ chơi… cũng có khả năng bị viêm xoang cao.

Hay sống trong môi trường ô nhiểm: nhiều khói bụi từ bếp than, xe cộ, các nhà máy, khu công nghiệp, thậm chí hít phải khói thuốc lá của bố, mẹ và những người xung quanh cũng khiến bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang.

Những triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ em thường có triệu chứng không rõ ràng, khó chuẩn đoán hơn viêm xoang ở ngừoi lớn.

Đối với trẻ bị viêm xoang cấp tính: thường có những biểu hiện viêm họng, sốt nhẹ, chảy mũi kéo dài từ một đến vài tuần. Ngoài ra, trẻ còn bị ho, hắt hơi, đôi khi có buồn nôn, đau đầu, cơ thể thường mệt mỏi, da xanh, trẻ lười ăn, ăn kém và khó ngủ.

Đối với trẻ bị viêm xoang mạn tính: triệu chứng thông thường là ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài do không được điều trị dứt điểm và bệnh tái đi, tái lại nhiều lần trong một năm.

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ

Lưu ý: Viêm xoang ở trẻ em cũng có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm họng mãn tính, viêm thanh quản, khí quả, phế quản. Ngoài ra có thể biến chứng ở mắt như nhiễm trùng hổ mắt, viêm thần kinh thị giác. Nguy hiểm nhất là biến chứng viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não – não. Vì vậy , khi trẻ có những dấu hiệu của viêm xoang, cha mẹ nên có cách chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng viêm mũi trẻ em

Khi bị viêm đường hô hấp trên đơn thuần, trẻ có các biểu hiện: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc, chúng thường giảm và tự khỏi sau 5 – 7 ngày.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên kéo dài hoặc có biểu hiện nặng hơn thì rất có thể trẻ đã mắc viêm xoang:

  • Triệu chứng cảm cúm kéo dài trên 10 – 14 ngày, bé có thể sốt hoặc không.
  • Bé có dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo sốt 4 ngày liên tục.
  • Có đợt sốt cao trên 39 o C.
  • Chảy mũi đục, màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi.
  • Bé có cảm giác chảy mủ xuống phía sau họng nên ngứa họng, gây ho, đau họng, khạc đờm, khò khè, nhất là về ban đêm.
  • Khi bú, bé không bú được hơi dài như khi khỏe do bị tắc mũi.
  • Bé ngủ không ngon giấc, thở ngáy, hay quấy khóc, mệt mỏi.
  • Với trẻ lớn hơn, trẻ có thể hay phàn nàn bị đau đầu, nặng mặt, hay buồn ngủ.
  • Có thể sưng nề quanh mắt.

Điều trị viêm xoang ở trẻ

Để điều trị viêm xoang cho trẻ, các mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sỹ chẩn đoán và kê thuốc, không nên tự ý mua và dùng thuốc tại nhà.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em:

  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Kiểm soát nhiễm trùng.
  • Điều trị nguyên nhân: các bất thường về cấu trúc, tình trạng di ứng,… nếu có.
  • Đảm bảo an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý.

Điều trị nội khoa

Thông thường, bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị nội khoa cho trẻ. Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm:

Kháng sinh: có thể dùng amoxicillin, erythromycin, azithromycin, clarythromycin,… Thời gian điều trị thường kéo dài 7 – 14 ngày. Nếu sau khi dùng thuốc từ 2 -3 ngày mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sỹ sẽ cân nhắc thay thế loại kháng sinh khác.

Thuốc co mạch, chống sung huyết mũi: oxymethazolin 0,05% dùng được cho trẻ nhỏ nhưng chỉ nên kéo dài dưới 1 tuần.

Thuốc chống viêm corticoid: dùng đường tại chỗ để tránh các tác dụng phụ so với khi dùng đường uống. Thuốc có tác dụng làm giảm phù nề giúp cho dẫn lưu xoang và hoạt động của hệ thống lông chuyển được tốt hơn.

Các loại thuốc để điều trị bệnh nền – có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố làm nặng bệnh: dị ứng, cảm cúm,…

Với trẻ em, đa số các bệnh nền và yếu tố nguy cơ sẽ giảm dần khi các bé lớn lên, đồng thời, sự phát triển cơ thể và sinh lý giúp các xoang rộng ra, dẫn lưu tốt hơn, sứ đề kháng cũng tăng nên việc điều trị bằng thuốc được phát huy tối đa. Điều trị ngoại khoa ít khi được sử dụng, nếu có phần lớn sẽ điều trị bảo tồn, hỗ trợ điều trị nội: nạo amidan, chọc rửa xoang,…, hiếm khi thực hiện phẫu thuật triệt căn.

Điều trị ngoại khoa

Đối với những trường hợp bị viêm xoang kéo dài và tái phát nhiều lần do dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hình mũi xoang để làm thông thoáng xoang.

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang như thế nào?

Bên cạnh việc dùng thuốc cho bé theo chỉ định của bác sỹ, các mẹ có thể lưu ý một số điều sau:

– Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý,  giúp lấy sạch các cặn bẩn, dịch nhầy trong đường hô hấp của bé. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, với trẻ lớn cần hướng dẫn đánh răng đúng và tập cho trẻ có thói quen đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

– Cho trẻ uống nhiều nước và ăn thêm các loại trái cây chứa vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc và tăng sức đề kháng.

Cho trẻ uống nhiều nước giúp tăng cường bảo vệ niêm mạc xoang

Cho trẻ uống nhiều nước giúp tăng cường bảo vệ niêm mạc xoang

– Mùa lạnh cần mặc ấm cho trẻ và khi tắm rửa nên ở phòng kín gió và cần dùng nước ấm. Tắm rửa xong, cần lau khô tóc và cơ thể bằng khăn sạch và nhanh chóng mặc quần áo cho trẻ. Khi cho trẻ ra ngoài đường cần mặc quần áo đủ ấm, có khăn quàng cổ, đi găng gay, bít tất và nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi, vì bụi mang rất nhiều các loài vi sinh vật gây bệnh.

– Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amidan, viêm tai cần đưa cháu đi khám bệnh, tốt nhất là khám các bác sỹ chuyên khoa tai, mũi, họng có kinh nghiệm để được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán chính xác.

Trên đây là một số kiến thức về chứng bệnh viêm xoang ở trẻ em mà cha mẹ cần biết để phòng tránh và điều trị bệnh cho con. Chúc các bé luôn có một cơ thể khỏe mạnh!

Xem thêm video Tìm hiểu bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ với PGS.TS Đào Minh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi trung ương

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo