Viêm mũi mãn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chắc hẳn các bệnh nhân viêm mũi mãn tính luôn trăn trở xem căn bệnh này có chữa dứt điểm được hay không. Bởi bệnh tái đi tái lại nhiều lần làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ mang đến câu trả lời cho nỗi băn khoăn của bạn cũng như cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về căn bệnh này.
>> Dấu hiệu viêm mũi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
>> Viêm mũi cấp tính là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
Viêm mũi mãn tính là bệnh gì?
Bệnh là hiện tượng niêm mạc dưới và niêm mạc khoang mũi bị viêm nhiễm. Nó tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây cho họ nhiều phiền toái, khó chịu.
Nếu niêm mạc mũi bị xung huyết mãn tính thì được gọi là viêm mũi đơn thuần dạng mãn tính. Còn nếu niêm mạc mũi và cuốn mũi phát triển phì đại thì gọi là viêm mũi phì đại mãn tính.
Nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính
Những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm mũi chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần là dạng viêm mũi cấp tính hoặc viêm mũi dị ứng. Trường hợp bệnh kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng viêm mũi mãn tính.
Các triệu chứng viêm mũi cấp tính lâu dần sẽ phát triền thành mãn tính nếu không được chữa trị
Tiếp xúc thường xuyên với các loại bụi bẩn, hóa chất, nấm mốc, lông chó mèo… cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm ở xoang mũi.
Viêm mũi mãn tính có liên quan khá nhiều đến yếu tố di truyền.
Do viêm nhiễm VA ở trẻ em; Do giải phẫu bất thường ở mũi như: Vẹo vách ngăn, polyp…
Các triệu chứng của viêm mũi mãn tính
Bệnh viêm mũi mãn tính được chia làm 2 loại chính là viêm mũi mãn tính xuất tiết và viêm mũi mãn tính quá phát.
- Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Khi bị viêm mũi mãn tính xuất tiết người bệnh thường gặp phải những triệu chứng chảy nước mũi, niêm mạc mũi phù nề trở nên dày, làm hẹp đường thở khiến người bệnh khó thở, ứ đọng nhiều dịch nhầy, phải thở bằng miệng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các chức năng của mũi bị giảm sút, khả năng ngửi kém, có khi mất ngủ. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em do viêm VA hoặc VA quá phát hay do viêm mũi cấp tái đi tái lại nhiều lần.
- Viêm mũi mãn tính quá phát: Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm mũi mãn tính quá phát ngạt tắc mũi và đôi lúc có xuất tiết. Bệnh viêm mũi mãn tính xuất tiết chủ yếu gặp phải ở người lớn, nguyên nhân chủ yếu là do dị tật vách ngăn mũi: vẹo vách ngăn, polyp mũi, dầy vách ngăn, do tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, người có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém…
Biến chứng của bệnh viêm mũi mãn tính
Bệnh viêm mũi mãn tính khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến: Viêm xoang, lệch vách ngăn mũi, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng não, viêm họng và một số vấn đề về sức khỏe cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí, bệnh có thể tiến triển thành ung thư.
Ngủ ngáy: Ngạt mũi kéo dài, dịch nhầy tích tụ ở xoang mũi khiến bệnh nhân hít thở khó khăn, phải thở bằng miệng rất dễ gây tình trạng ngủ ngáy. Khi ngủ say, lượng oxy không đủ, nghiêm trọng có thể gây nhồi máu não, cao huyết áp, có thể dẫn đến đột tử.
Viêm mũi mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Điều trị viêm mũi mãn tính như thế nào?
Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính. Tùy thuộc vào điều kiện, thể trạng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có thể lựa chọn một trong các phương pháp dưới đây:
Chữa viêm mũi mãn tính bằng Tây y
- Thuốc kháng dị ứng – Histamine: Đây là nhóm có tác dụng điều trị, làm giảm hoặc ngăn chặn hiệu quả các triệu chứng dị ứng như mề đay, ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, viêm kết mạc dị ứng… Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ như buồn ngủ, ăn không ngon, khô môi, khô miệng…
- Thuốc co mạch: Các thuốc co mạch như naphazolin, xylometazolin…thường giúp co mạch tốt, tạo thông thoáng đường thở, có tác dụng ngay khi sử dụng và có thể duy trì trong vài giờ. Tuy nhiên, vì đây là thuốc chữa triệu chứng, do đó không nên sử dụng quá 12 ngày vì có thể xuất hiện hiện tượng “viêm mũi do thuốc” vì thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi và dễ làm hư hệ thống màng nhầy – lông chuyển.
- Corticoid: Có thể dùng viên thuốc uống chống viêm, chống dị ứng tác dụng toàn thân, nhưng nó có nhiều tác dụng phụ có thể gây hại, vì thế, corticoid chỉ nên dùng dạng xịt vào mũi (beclometason, budesonid, fluticason…) thì tốt hơn.
Một số bài thuốc dân gian trị viêm mũi mãn tính
- Tỏi ép lấy dịch pha với mật ong theo tỷ lệ 1:2 (1 phần tỏi và 2 phần mật ong). Sau đó hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn sao cho vừa đủ ướt không nên thấm quá ướt rồi nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần.
- Sử dụng một ít sáp ong để lên trên vật dụng có chứa than cho sáp ong bốc hơi, sau đó dùng bìa giấy cứng cuốn thành hình phễu để xông hơi lên mũi.
Điều trị viêm mũi mãn tính bằng cách xông rất hiệu quả
- Nấu sôi nửa lít dầu dừa rồi cho vào 100g hạt thảo quyết minh nấu tiếp đến khi hạt bốc khói lên thì vớt hạt thảo quyết minh để cho ráo dầu. Sau đó cho vào lọ đậy kín để xông dần.
- Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi mãn tính tái phát
Trên hết, nếu không chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, bệnh sẽ lại tái đi tái lại khi có bất cứ những thay đổi thời tiết hay tác động nào. Do vậy, người bệnh cần chú ý:
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Vệ sinh nhà cửa, nơi ở sạch sẽ, đặc biệt là chỗ ngủ
- Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra đường
- Khi viêm mũi có những dấu hiệu ban đầu, cần chữa trị dứt điểm ngay, tránh để bệnh phát triển thêm.
Viêm mũi mãn tính không phải là không thể chữa khỏi. Bạn cần tìm ra căn nguyên gây bệnh thì mới có thể chữa trị tận gốc. Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Xem thêm Video: Các phương pháp trị dứt điểm viêm mũi mãn tính
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!