Viêm họng xung huyết là gì, nguyên nhân của bệnh và cách điều trị?

Thực tế nhiều người mắc bệnh viêm họng xung huyết nhưng lại không biết mình đang mắc phải căn bệnh này, chính điều đó gây ảnh hưởng cho việc điều trị bệnh. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị viêm họng xuất tiết như thế nào? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp dưới đây.

>> Viêm họng viêm thanh quản: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

>> Nhận biết các triệu chứng viêm vòm họng để xử lí kịp thời

Viêm họng xung huyết là bệnh gì?

Viêm họng xung huyết hay còn có tên gọi khác là viêm họng xuất tiết. Đây là tình trạng phù nề niêm mạc vùng họng do virus, vi khuẩn.

Các loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh ở vùng họng là: Tụ cầu vàng, liên cầu beta tan huyết nhóm A, phế cầu và hemophilus inlueza, viêm họng hạt trong các bệnh toàn thân về máu. Viêm họng xuất huyết là bệnh về tai mũi họng rất nguy hiểm và cần điều trị càng sớm càng tốt.

Bị viêm họng xung huyết do đâu?

Dưới đây là những nguyên nhân gây viêm họng xung huyết bội nhiễm thường gặp nhất:

  • Do thời tiết thất thường, khô hanh, chênh lệch giờ, nhiệt độ khiến cho cổ họng bị virus tấn công.
  • Vi khuẩn, vius và các vi sinh vật gây viêm họng, xung huyết vòm họng.

Nguyên nhân gây viêm họng xung huyết.

Nguyên nhân gây viêm họng xung huyết

  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn lạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích gây kích ứng viêm cổ họng.
  • Bị viêm họng xung huyết do mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…
  • Cơ thể có hệ miễn dịch yếu, dị ứng cơ địa, bệnh tiểu đường… làm suy giảm tuần hoàn máu gây viêm họng xung huyết.
  • Hít phải không khí bụi bẩn, hóa chất và thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Bên cạnh đó, các yếu tố khác gây bệnh viêm họng xung huyết như: Cơ thể mệt mỏi, áp lực căng thẳng cũng tạo điều kiện mầm mống gây bệnh viêm họng xung huyết.

Cách nhận biết bệnh viêm họng xung huyết

Những triệu chứng của bệnh viêm họng xung huyết phổ biến mà người bệnh nên lưu ý như:

Dấu hiệu toàn thân:

Bệnh nhân cảm thấy sốt nhẹ ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, có một số trường hợp sốt cao (38 – 40 độ), ăn kém và ngủ kém.

Triệu chứng ớn lạnh, sốt nhẹ hoặc sốt cao khi bị viêm họng xung huyết.

Triệu chứng ớn lạnh, sốt nhẹ hoặc sốt cao khi bị viêm họng xung huyết.

  • Cơ năng: Thấy khô nóng và khó chịu khi nuốt, ho khạc có nước nhầy. Sổ mũi, ngạt mũi, khó thở, nhức đầu kèm theo triệu chứng cúm, sốt phát ban, viêm amidan.
  • Dấu hiệu thanh quản: Ho khan, tiếng khàn nhẹ.
  • Viêm họng xung huyết do vi khuẩn gây bệnh sẽ bị mệt mỏi, khô môi, mạch đập nhanh…

Triệu chứng tại chỗ của viêm họng xung huyết

Người bệnh có thể có một vài biểu hiện như:

  • Vùng niêm mạc đỏ rực, thành sau họng, trụ trước, trụ sau và màn hầu bị phù nề, xuất tiết và đỏ.
  • Hạch dưới hàm, hạch cổ bị viêm tấy, sưng và đau.
  • Hai bên amidan sưng tấy và có thể xuất hiện mủ hoặc trắng như bã đậu ở trên bề mặt.

Viêm họng xung huyết có gây nguy hiểm không?

Viêm họng xung huyết là dấu hiệu rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh, cụ thể:

  • Hiện tượng chảy máu xuất hiện do vật nhọn đâm, từ đó gây tổn thương và tạo thành những vết thương ở da trên niêm mạc họng. Nhiều trường hợp do tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm và chảy máu.
  • Viêm họng xung huyết có thể là triệu chứng của một số căn bệnh gây nguy hiểm như: Ung thư vòm họng, viêm họng mãn tính

Phải làm sao khi bị viêm họng xung huyết?

Để đối phó với bệnh viêm họng xung huyết người bệnh cần thực hiện theo lời khuyên dưới đây:

Nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau: Thường thì bác sĩ sẽ kê thuốc Paracetamol. Lưu ý bệnh nhân nên uống thuốc với nước lọc, nghỉ ngơi hợp lí tuyệt đối không uống thuốc với sữa hay nước ngọt.

Dùng thuốc giảm đau viêm họng xung huyết.

Dùng thuốc giảm đau viêm họng xung huyết.

Chú ý vệ sinh cổ họng sạch sẽ

Khi bị viêm họng xung huyết người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau cổ họng. Do đó, nên súc miệng với nước muối sinh lý để giảm cơn đau và giúp cho cổ họng được thông thoáng dễ chịu.

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, các loại rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc… đồ ăn mềm và nhạt. Cần tránh các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt…

Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lí viêm họng xung huyết. Người bệnh cần lưu ý, nếu thực hiện tốt những lưu ý trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo