Viêm họng viêm thanh quản: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm họng viêm thanh quản là một bệnh lý về họng. Để biết thêm những thông tin về căn bệnh này như: triệu chứng, biểu hiện của bệnh, cách điều trị cũng như phòng bệnh viêm họng thanh quản hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của benhtaimuihong.net.
Viêm họng viêm thanh quản là bệnh gì?
Thanh quản có cấu tạo dây thanh là 2 nếp gấp của niêm mạc bao bọc cơ và sụn. Khi bị viêm thanh quản, dây thanh sẽ bị viêm hoặc bị kích thích dẫn đến hiện tượng sưng và tiếng nói bị biến dạng có âm thanh khàn hoặc nặng hơn thì bị mất tiếng.
Viêm họng viêm thanh quản chính là tình trạng khi thanh quản bị kích thích hoặc nhiễm trùng. Tình trạng viêm có thể chỉ xảy ra vài ngày hoặc thậm chí kéo dài rất lâu trở thành mãn tính.
Hình ảnh viêm họng viêm thanh quản
Triệu chứng của bệnh viêm họng viêm thanh quản
Khi bị họng viêm thanh quản, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình bao gồm: cảm giác đau, ngứa rát trong cổ họng, khàn giọng hoặc mất tiếng. Bệnh nhân có thể sốt, chảy nước mũi, người mệt mỏi. Bên cạnh đó, viêm họng thanh quản được chia làm 2 dạng: cấp tính và mãn tính. Với mỗi dạng lại có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt:
Dấu hiệu nhận biết viêm họng thanh quản cấp tính:
– Biểu hiện toàn thân: Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, tay chân mỏi, đau người giống như bị cúm.
– Giai đoạn đầu: Bệnh nhân có thể bị phù nề thanh thiệt (phần phễu hoặc sụn phễu), phù băng thanh thất. Nhưng dây thanh quản bình thường, chỉ có chút dịch nhầy bao phủ.
– Giai đoạn sau: Hiện tượng phù nề, xung huyết nặng hơn, đầu dây thanh quản sưng đỏ. Vùng hạ thanh môn có thể nề đỏ. Vùng liên phễu và bề mặt dây thanh quản có dịch nhầy.
– Nếu bệnh nhân nói nhiều, dây thanh sẽ bị xung huyết dưới niêm mạc
– Sau 3 – 4 ngày, dù không điều trị, bệnh cũng có thể giảm dần và sau 1 tuần – 10 ngày thì giọng nói sẽ trong trở lại. Tuy nhiên có trượng hợp bệnh biến chứng thành viêm khí quản, viêm phế quản…
Hình ảnh nội soi viêm họng thanh quản cấp
Triệu chứng của viêm họng thanh quản mãn tính
– Là tình trạng viêm họng thanh quản cấp tính tiếp tục phát triển. Thanh quản có cảm giác ngứa, cay, khô rát
– Khi ho, tiết nhầy ở thanh quản sẽ rụng đi và tiếng nói sẽ trong lại tạm thời. xung huyết dạ dây thanh nặng, niêm mạc bị mất độ bóng cơ năng hoặc cơ khép bị bán liệt
– Những biểu hiện nói trên có thể nặng hơn vào ban đêm.
Nguyên nhân gây viêm họng thanh quản
Từng dạng viêm họng viêm thanh quản nói trên lại có căn nguyên gây bệnh khác nhau:
Nguyên nhân của bệnh viêm họng thanh quản cấp tính
Những nguyên nhân chính của bệnh viêm họng thanh quản cấp tính bao gồm:
- Nhiễm virus cùng loại với loại virus gây ra cảm lạnh
- Dây thanh quản bị căng do la hét hoặc nói quá nhiều trong thời gian dài
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh bạch hầu, mặc dù điều này là rất hiếm
Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm họng viêm thanh quản cấp
Nguyên nhân gây ra viêm họng thanh quản mãn tính
Viêm họng thanh quản kéo dài hơn ba tuần được gọi là viêm họng thanh quản mãn tính. Đây là loại viêm thanh quản thường do tiếp xúc chất ảnh hưởng đến họng trong thời gian dài (uống nước đá liên tục, uống nước nóng quá nhiều…).
Bệnh viêm họng thanh quản mãn tính có thể được gây ra bởi:
- Chất kích thích bị hít vào cổ họng, chẳng hạn như hơi hóa chất, chất gây dị ứng hoặc khói
- Acid trào ngược, hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Viêm xoang mãn tính
- Sử dụng quá nhiều rượu bia
- Sử dụng quá thường xuyên của giọng nói của bạn (thường xảy ra với MC hoặc ca sĩ)
- Hút thuốc lá
Một số nguyên nhân ít phổ biến của viêm thanh quản mãn tính
- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
- Nhiễm một số loại ký sinh trùng nhất định
- Các nguyên nhân khác của khản giọng mãn tính bao gồm:
- Ung thư vòm họng
- Sự thoái hóa của các dây thanh âm ở tuổi già
Biến chứng của viêm họng thanh quản
Viêm họng thanh quản xảy ra chủ yếu ở những người phải dùng nhiều đến giọng nói (giáo viên, bán hàng, MC…). Do đó, bệnh có thể sẽ khiến họ phải tạm dừng hoặc bỏ hẳn công việc yêu thích. Nó còn gây cản trở trong việc ăn uống, nói chuyện…
Viêm họng thanh quản ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh
Khi bị viêm họng thanh quản sốt cao có thể gây mất nước nặng, co giật, mê sảng, bất tỉnh… Bệnh có thể gây các biến chứng như: viêm khí – phế quản, tăng sản, tăng sừng hóa, bạch sản thanh quản…
Nếu không có các biện pháp điều trị thích hợp mà để bệnh chuyển sang dạng mãn tính, lúc này viêm thanh quản không chỉ gây ảnh hưởng tới giọng nói và giao tiếp hàng ngày của bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới xuất hiện các khối u thực thể ở thanh quản như hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh hay ung thư thanh quản…
Chẩn đoán bệnh viêm họng thanh quản
Thông thường, các bác sĩ có thể nghe giọng nói để kiểm tra các dây thanh âm.
Những kỹ thuật dưới đây đôi khi được sử dụng để giúp chẩn đoán viêm họng thanh quản:
- Laryngoscopy: đây là cách sử dụng ánh sáng và gương nhỏ để nhìn vào mặt sau của cổ họng. Hoặc bác sĩ có thể sử dụng laryngoscopy cáp quang. Điều này bao gồm việc chèn một ống mỏng, linh hoạt (nội soi) với một máy ảnh nhỏ và ánh sáng qua mũi hoặc miệng và vào phía sau của cổ họng. Sau đó, bác sĩ có thể xem các chuyển động của dây thanh âm như khi nói.
- Sinh thiết: Nếu bác sĩ thấy một khu vực đáng ngờ, người đó có thể làm sinh thiết – lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Cách điều trị viêm họng viêm thanh quản
Cách chữa trị thông thường nhất là dùng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân có khối u ở thanh quản thì cần dùng tới phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u. Dưới đây là thông tin cụ thể cho từng phương pháp:
Điều trị viêm họng thanh quản bằng Tây y:
Các loại thuốc Tây thường được sử dụng gồm:
- Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Còn nếu trong trường hợp viêm họng thanh quản do vi khuẩn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
- Corticosteroid: corticoid có tác dụng giúp giảm viêm dây thanh âm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị viêm họng viêm thanh quản bằng thuốc tây y
Trị viêm họng thanh quản bằng Đông y
Dưới đây là một vài vị thuốc Đông y giúp trị viêm họng viêm thanh quản hiệu quả:
- Xạ can: Vị thuốc này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà.
- Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Được dùng trong các trường hợp sưng đau, u nhọt, kháng u, hỗ trỡ phòng ngừa ung thư ở vòm họng
- Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng rất nhanh.
- Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y. Vị thuốc này giúp hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.
Chữa viêm họng thanh quản bằng bài thuốc dân gian
Ngoài việc điều trị theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa, các bạn có thể kết hợp thêm các phương pháp dân gian như ngậm chanh muối hay quất chưng đường phèn, uống nước ép từ giá đỗ sống…
Ngoài ra còn rất nhiều loại thảo dược từ tự nhiên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm cho cơ thể, giảm bớt các triệu chứng sốt, đau họng, khản và mất tiếng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Ví dụ như: lá húng chanh, cây lược vàng, rẻ quạt…
Cần làm gì khi bị viêm họng viêm thanh quản?
Một số phương pháp tự chăm sóc và điều trị tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng của viêm thanh quản và giảm căng thẳng về giọng nói:
Viêm họng thanh quản nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Người bị viêm họng thanh quản nên ăn:
– Trái cây, rau xanh
– Các món ăn nhạt
– Các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp
– Nên uống nhiều nước
Người bị viêm họng thanh quản nên ăn nhiều rau xanh
- Người bị viêm họng thanh quản không nên ăn:
– Đồ xào nhiều dầu mỡ
– Đồ ăn cay nóng
– Đồ ăn sống
– Đồ lạnh, những thức ăn lạnh
Chế độ sinh hoạt hàng ngày:
Người bệnh cần:
- Nghỉ ngơi nói càng nhiều càng tốt: Tránh nói chuyện hoặc hát quá to hoặc quá lâu. Nếu cần nói chuyện trước các nhóm lớn, hãy thử sử dụng một microphone hoặc loa.
- Hít thở không khí ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà hay văn phòng ẩm. Hít hơi nước từ một bát nước nóng hoặc tắm nóng.
- Uống nhiều chất lỏng để ngăn ngừa mất nước (không uống rượu và cà phê).
- Làm ẩm cổ họng: Hãy thử ngậm viên ngậm, xúc họng bằng nước muối hoặc nhai một miếng kẹo cao su.
- Tránh thuốc thông mũi: Những thuốc này có thể khô cổ họng.
Xem thêm video: Bệnh viêm thanh quản và cách chữa trị
Phòng tránh bệnh viêm họng thanh quản như thế nào?
Thực hiện các lưu ý sau đây để không làm khô hoặc kích ứng dây thanh, gây viêm thanh quản:
- Không hút thuốc và tránh khói thuốc.
- Uống nhiều nước. Chất lỏng giúp giữ cho chất nhầy ở cổ họng lỏng và dễ dàng để làm sạch.
- Tránh làm sạch cổ họng quá nhiều bằng nước sát khuẩn. Điều này gây hại nhiều hơn, bởi vì nó sẽ gây ra một sự rung động bất thường của dây thanh âm và có thể tăng sưng. Đồng thời nó làm cho chất nhờn tiết ra nhiều hơn và dây thanh âm sẽ bị kích thích.
- Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người có bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hay làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế tối đa việc phải nói to cùng nói nhiều, uống nhiều nước để làm trơn cổ họng, tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá, cafein và thức ăn cay nóng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng viêm thanh quản. Mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn có sức khỏe tốt!
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!