Nhận biết các triệu chứng viêm vòm họng để xử lí kịp thời, dứt điểm

Các triệu chứng viêm vòm họng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về viêm họng, cảm cúm nên người bệnh thường chủ quan dẫn tới các biến chứng rất nguy hiểm. Chính vì vậy, việc sớm tìm hiểu các dấu hiệu viêm vòm họng sẽ giúp người bệnh nhận biết được căn bệnh này và biện pháp điều trị phù hợp.

>> Viêm họng nổi hạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

>> Viêm họng khạc ra máu do đâu và cách điều trị dứt điểm?

Những triệu chứng viêm vòm họng thường gặp

Bệnh viêm vòm họng phát triển qua hai giai đoạn, đó là giai đoạn đầu và giai đoạn muộn. Với mỗi từng giai đoạn, người bệnh sẽ có các triệu chứng viêm vòm họng dưới đây:

Dấu hiệu bệnh viêm vòm họng giai đoạn đầu

Viêm vòm họng giai đoạn đầu người bệnh thường bị đau âm ỉ, cảm giác đau rát họng, ù một bên tai.

Bệnh nhân bị ho, ngạt mũi khó thở hoặc chảy máu mũi, gỉ mũi có kèm theo máu.

Những dấu hiệu nhận biết viêm vòm họng giai đoạn đầu.

Những dấu hiệu nhận biết viêm vòm họng giai đoạn đầu.

Khi soi mũi không thể nhìn rõ được các triệu chứng bất thường của bệnh, nhưng sẽ thấy có khối u sùi hay viêm nhiễm ở nóc vòm hoặc bên vòm.

Nếu sờ vòm họng bằng cách thăm dò bằng que bông hay bằng tay sẽ thấy có máu.

Bệnh viêm vòm họng trong giai đoạn nhẹ, những triệu chứng thường rất dễ bị nhầm với các bệnh về thần mạch máu hay cảm cúm. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và xử lí kịp thời sẽ gây khó khăn cho việc điều trị bằng thuốc về sau.

Triệu chứng bệnh viêm vòm họng giai đoạn muộn

Giai đoạn muộn, người bệnh thường có các dấu hiệu như:

  • Người bệnh cảm thấy ù tai liên tục, đau đầu dữ dội và thị lực giảm, thậm chí có thể bị điếc tai.
  • Bị ngạt mũi kéo dài kèm theo hiện tượng chảy mủ có lẫn máu.
  • Nổi hạch cổ nhỏ ở góc hàm nhưng không đau nên người bệnh thường bỏ qua, sau đó hạch nổi nhiều hơn ở một hay cả hai bên cổ. Sau đó, hạch sẽ phát triển to lên và vỡ ra gây đau, lở loét.
  • Triệu chứng song thị, lác mắt, vẹo lưỡi, nuốt sắc, tê mặt… nguyên nhân là do dây thần kinh sọ não bị ảnh hưởng.

Viêm vòm họng giai đoạn nặng nổi hạch ở cổ.

Viêm vòm họng giai đoạn nặng nổi hạch ở cổ.

Khi khám mũi sẽ thấy có khối u sần, bị loét và hoại tử nên dễ chảy máu.

Soi tai sẽ thấy khối u lan sang hai tai và làm thủng màng nhĩ.

Bệnh viêm vòm họng trong giai đoạn này đã chuyển sang ung thư vòm họng và kéo theo các triệu chứng nguy hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng viêm vòm họng có nguy hiểm không?

Viêm vòm họng nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hại như:

  • Gây bệnh toàn thân, nhiễm khuẩn: Vi khuẩn cùng độc tố gây viêm vòm họng sẽ xâm nhập vào cơ thể cũng như các bộ phận khác làm viêm thận cấp, nhiễm trùng máu hoặc bệnh phong thấp…
  • Gây bệnh ở những cơ quan khác: Khi vòm họng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới những bộ phận khác như: Amidan, tai, mũi, thanh quản…
  • Mắc các bệnh về tim mạch: Viêm vòm họng xâm nhập xuống dưới gây ra các bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm thanh quản cấp, tim mạch…
  • Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách phòng ngừa viêm vòm họng

Để phòng tránh viêm vòm họng, người bệnh cần thực hiện những lưu ý dưới đây:

  • Cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin, uống nhiều nước. Bên cạnh đó, tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng đồ uống nhiều chất kích thích như rượu bia.

Tăng cường ăn các loại rau xanh để phòng tránh bệnh viêm vòm họng.

Tăng cường ăn các loại rau xanh để phòng tránh bệnh viêm vòm họng.

  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.
  • Nên rửa tay và làm khô sạch sẽ tay trước và sau khi ăn để tránh tiếp xúc với vi khuẩn và virus gây bệnh.
  • Che miệng khi hắt xì hơi để tránh vi khuẩn gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh để tránh bị lây nhiễm: Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, thực phẩm hoặc ăn uống chung với người mắc bệnh.
  • Điều trị triệt để các bệnh về tai mũi họng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và viêm nhiễm lây lan sang vòm họng. Bên cạnh đó cần kiểm tra sức khỏe tai mũi họng định kì để được phát hiện bệnh sớm.
  • Khi mắc viêm họng, cần được điều trị dứt điểm và không nên đi ra ngoài trong thời gian bị bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác.

Khi đã nắm rõ những triệu chứng viêm vòm họng sẽ giúp người bệnh sớm nhận biết được căn bệnh này, từ đó sẽ có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả. Mong rằng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo