Viêm amidan mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh
Viêm amidan mủ là bệnh gì? Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của bệnh ra sao? Cách điều trị viêm amidan mủ như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh được viêm amidan? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
>> Nhận biết dấu hiệu viêm amidan ở các giai đoạn và cách điều trị
>> Viêm amidan cấp tính: Nhận biết sớm triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả
Viêm amidan có mủ là bệnh gì?
Amidan nằm tại họng miệng, có cấu trúc như hạch bạch huyết, có nhiều múi và chia thành nhiều ngăn tạo thành các hốc. Với việc tạo ra các lympho bào, amidan làm chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập qua thức ăn và hô hấp.
Do cấu trúc nhiều hốc, nhiều ngăn nên amidan dễ bị vi khuẩn dễ xâm nhập, lâu ngày tạo nên các khối mủ bã đậu, vón cục nằm trong các hốc và gây viêm khi cơ thể yếu hay thời tiết thay đổi.
Đây là dạng viêm amidan có mủ cấp ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh đã khá dễ để có thể nhận biết. Do đó, hãy chữa dứt điểm bệnh từ những giai đoạn đầu để bệnh không
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan mủ
Như đã nói ở trên, viêm amidan cấp tính không được chữa trị kịp thời và dứt điểm là cơ hội để bệnh tiến triển thành mãn tính. Và viêm amidan hốc mủ là một dạng của viêm amidan mãn tính khó chữa.
Viêm amidan mủ
Những triệu chứng điển hình của viêm amidan mủ mà bệnh nhân có thể nhận biết rõ ràng là:
- Đau họng, rát họng, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt.
- Có đờm vướng trong cổ, lúc này rất khó chịu vì rất khó khạc hoặc nuốt.
- Răng miệng có mùi hôi rất khó chịu mặc dù đã đánh răng và vệ sinh rất kĩ càng.
- Quan sát thấy có mủ xung quanh amidan hoặc khi ấn thì có mủ chảy ra.
- Thỉnh thoảng khi ho, khạc ra những hạt như hạt tấm màu trắng và xanh, có mùi hôi rất khó chịu…
Nguyên nhân gây ra viêm amidan mủ là gì?
Yếu tố thuận lợi của môi trường như: thời tiết chuyển lạnh đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp thời, không trị viêm họng rồi chuyển thành viêm amidan.
Môi trường ô nhiễm trầm trọng, khói bụi, khói thuốc lá và các chất độc hại gây ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp.
Vệ sinh răng miệng kém, có các ổ viêm nhiễm: Viêm lợi, sâu răng,… vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để bùng nổ.
Đặc điểm giải phẫu của amidan là bộ phận nằm giữa đường thở và đường tiêu hóa; có nhiều hốc ngăn vách nên thức ăn dễ tích tụ và vi khuẩn dễ khu trú ở đó. Khi vi khuẩn tấn công, dễ tạo thành các hốc mủ bã đậu và vón cục. Cùng với hoạt động nhai nuốt và cọ xát vào bên thành họng thì các khối mủ sẽ bật ra ngoài và có mùi hôi khó chịu.
Sức đề kháng yếu cũng là điều kiện để virus dễ dàng tấn công đồng thời vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
Khói thuốc có thể gây ra viêm amidan mủ
Biến chứng của viêm amidan có mủ
Viêm amidan có mủ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ pahst triển thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm hơn như: viêm phổi, viêm cầu thận, viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa khớp cấp, viêm tai giữa… Đối với trẻ nhỏ, bệnh có thể gây ra ngưng thở nếu như amidan quá lớn và không có sự theo dõi gắt gao của người lớn…
Bởi vậy, ngay khi bị bệnh, người bệnh cần tiến hành việc điều trị trong thời gian sớm nhất.
Cách điều trị viêm amidan mủ
Chúng tôi xin giới thiệu một số cách chữa trị dứt điểm bệnh viêm amidan mủ ngay sau đây:
Điều trị viêm amidan mủ bằng Tây y
Trong Tây y lại được chia thành phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa, tức là dùng thuốc Tây hoặc phẫu thuật.
Chữa viêm amidan có mủ bằng thuốc Tây y
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất bởi tính thuận tiện, dễ sử dụng của nó. Khi bị viêm amidan mủ, các bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh, kháng viêm, sát khuẩn, làm loãng đờm… Các thuốc này sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn và thu nhỏ các ổ viêm nhiễm.
Thuốc tây chữa viêm amidan mủ
Tuy nhiên, chúng không thể tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn trong hố amidan. Do đó, bệnh dễ dàng tái phát, tăng nặng và gây viêm nhiễm cho các bộ phận khác. Thuốc còn tác động xấu tới dạ dày, gây hại cho gan, thận và sức khỏe tổng thể.
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn hốc mủ mãn tính thì các loại thuốc kháng sinh kháng viêm càng trở nên vô hiệu.
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng phương pháp phẫu thuật
Đây là phương pháp được khá nhiều bệnh nhân viêm amidan hốc mủ, viêm amidan mãn tính lựa chọn. Tuy nhiên đây không phải phương án tối ưu và cũng không phải trường hợp viêm amidan hốc mủ nào cũng có thể áp dụng phương pháp này.
Việc cắt amidan hay không phải có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Đồng thời, người bệnh cần phải được khám lâm sàng, xét nghiệm thật kỹ trước khi quyết định cắt amidan.
Việc phẫu thuật amidan trước đây thường được gây tê tại chỗ bằng các phương pháp: Sluder và Anse. Ngày nay chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện.
Phẫu thuật cắt amidan mủ
Tuy phẫu thuật cắt amidan được giới chuyên môn đánh giá là một tiểu phẫu đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Bởi khu vực amidan liên quan đến nhiều dây thần kinh quan trọng và thường ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của người bệnh.
Các biến chứng thường gặp bao gồm: Xuất huyết không cầm được, chấn thương các mô xung quanh, ảnh hưởng đến giọng nói, phát âm, dị ứng thuốc gây tế, sốc phản vệ, thậm chí có thể gây tắc đường thở dẫn tới tử vong.
Chữa trị viêm amidan có mủ bằng Đông y
Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm amidan mủ. Các bài thuốc trên đều là những bài thuốc cổ phương, được sử dụng để chữa bệnh viêm amidan hốc mủ. Tuy nhiên, do môi trường, lối sống và thể trạng của người bệnh hiện nay đã thay đổi và khác trước khá nhiều. Vì vậy, những bài thuốc này tuy vẫn có tác dụng điều trị bệnh, nhưng mức độ hiệu quả lại không cao.
Bên cạnh đó, việc sử dụng dập khuôn một đơn thuốc cho mọi bệnh nhân là không phù hợp, do thể bệnh và cơ địa của mỗi người là khác nhau.
Chữa viêm amidan mủ bằng dân gian
Cách này có độ an toàn và lành tính cao. Tuy nhiên, hiệu quả đến chậm nhất so với 2 cách trên. Dân gian lưu nhiều bài thuốc khá hay hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm amidan mủ. Sau đây là một vài bài thuốc điển hình:
Lá húng chanh và đường phèn
Lá húng chanh tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn, tán phong hàn, trị ho, cảm cúm và amidan mủ hiệu quả.
Cách dùng: Bạn lấy lá húng chanh tươi rửa sạch, thái nhỏ, thêm khoảng 20g đường phèn. Sau đó đem hấp cách thủy. Hấp xong, bạn chắt lấy nước và uống từ từ. Có thể nhai nhả bã và nuốt nước vào miệng từ từ.
Thực hiện đều đặn 3 – 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.
Lá húng chanh và đường phèn trị viêm amidan mủ
Dùng lá xương sông và mật ong
Hai nguyên liệu này đều có tính sát khuẩn, làm sạch và dịu cổ họng, chống viêm nhiễm hiệu quả.
Thực hiện: Thái nhỏ lá xương sông, hấp cùng mật ong trong 10 phút. Hấp xong, bạn lấy lá xương sông nhai kĩ, nhả bã.
Sử dụng liên tục trong 1 – 2 tuần để tình trạng bệnh được cải thiện.
Các biện pháp phòng ngừa viêm amidan
Có nhiều điều mà bạn cần lưu ý để phòng bệnh viêm amidan, nhất là phòng bệnh cho trẻ em. Tham khảo những điều sau đây:
- Giữ ấm cho cơ thể vào những ngày lạnh, nhất là cho trẻ nhỏ vào ban đêm.
- Có chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Súc miệng bằng nước muối hàng ngày
- Khi mắc các bệnh như viêm họng thì cần chữa trị kịp thời để chúng không có cơ hội phát triển thành viêm amidan.
- Bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt hạn chế nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc lá,…
- Không nên ăn uống các loại thức ăn uống quá lạnh, hạn chế tối đa thói quen uống nước đá thường xuyên.
- Không nên ăn đồ ăn quá cay nóng sẽ gây tác hại xấu đến amidan và thành họng
Thực hiện tốt những điều nói trên thì nỗi lo bị viêm amidan mủ sẽ không bao giờ bám lấy bạn nữa. Chúc các bạn đọc của benhtaimuihongnet luôn mạnh khỏe!
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!