Viêm amidan hốc mủ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm nhiễm mãn tính của bệnh lý viêm amidan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là đường hô hấp nếu không được điều trị sớm. Nhiều người bệnh chủ quan với các triệu chứng bệnh dẫn đến chậm trễ trong chữa trị và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

>> Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Cảnh giác với những biến chứng khi cắt bỏ

>> Giải đáp của chuyên gia – Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì để nhanh hết bệnh?

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Theo Bác sĩ Lê Thị Phương (Nguyên Phó giám đốc viện YHCT Hà Đông) viêm amidan hốc mủ là một thể mãn tính của bệnh lý viêm amidan. Viêm amidan chi làm 2 thể là: cấp tính và mãn tính quá phát. Viêm amidan cấp tính nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tính trạng mãn tính.

Viêm amidan hốc mủ là thể mãn tính của viêm amidan

Viêm amidan hốc mủ là thể mãn tính của viêm amidan

Cấu trúc của amidan bao gồm nhiều múi và vách ngăn tạo thành các hốc. Đây là vị trí lí tưởng cho các vi khuẩn, virus gây bệnh cứ ngụ phát triển gây viêm nhiễm và tạo mủ. Tình trạng này gọi là bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu. Khi cơ hàm học động, ơ họng nhai và cọ sát với thức ăn đi qua thành họng, có thể khiến kén mủ trong hốc amidan bật ra, gây nhiều triệu chứng khó chịu.

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ

Các biểu hiện của bệnh viêm amidan hốc mủ rất rõ ràng, người bệnh có thể quan sát và nhận thấy ngay những dấu hiệu của bệnh ngay ở thời điểm bệnh khởi phát. Một số triệu chứng thường gặp “báo hiệu” bạn mắc bệnh có thể kể đến như:

Hình thành các hốc mủ trắng trên về mặt amidan

Hình thành các hốc mủ trắng trên về mặt amidan

  • Có hốc mủ  trắng hoặc lấm tấm xanh ở bên trong khoang miệng, khu vực amidan.
  • Bề mặt amidan phình to, có màu đỏ, xuất hiện nhiều dịch trắng trong.
  • Cơ thể sốt cao, một số trường hợp có thể không bị sốt.
  • Toàn thân mệt mỏi, đau nhức khắp người.
  • Đau rát cổ họng: Cổ họng đau rát đặc biệt khi ăn uống, nuốt nước bọt cảm giác đau rát nhiều và vướng ở họng.
  • Ho nhiều, ho khan hoặc ho có đờm.
  • Miệng khô, hơi thở có mùi hôi, đặc biệt là khi mủ tích tụ lâu này sẽ càng có mùi hôi khó chịu.

Ngay khi thấy các triệu chứng bất thường của viêm amidan hốc mủ người bệnh nên chủ động điều trị sớm để hạn chế bệnh phát triển và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ

Tác nhân chủ yếu gây viêm amidan hốc mủ là do vi khuẩn, viurs mang bệnh làm tổ và gây viêm nhiễm trong các hốc, vách ngăn amidan mà không được điều trị sớm, dẫn đến viêm nhiễm.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ như:

Nguyên nhân của bệnh do bị viêm amidan không điều trị tốt

Nguyên nhân của bệnh do bị viêm amidan không điều trị tốt

  • Do cấu trúc amidan: Cấu trúc amidan gồm nhiều vách ngăn, hốc ngăn là điều trị cư trú rất thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh. Thêm đó, vị trí của amidan là “cánh cửa” của đường ăn uống, đường thở rất dễ bị vi khuẩn, virus mang bệnh xâm nhập gây bệnh.
  • Mắc các bệnh lý tai mũi họng: Tai – Mũi  – Họng là liên kết mật thiết và thông với nhau, khi một bộ phận của 3 cơ quan này bị viêm nhiễm, vi khuẩn tấn công cũng sẽ khiến vùng họng, amidan bị ảnh hưởng và có thể gây viêm amidan hốc mủ.
  • Bị viêm amidan cấp tính không điều trị tốt: Viêm amidan cấp tính không điều trị tốt sẽ tiến triển sang mãn tính quá phát và gây viêm amidan hốc mủ.
  • Do môi trường sống: Môi trường ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi,… khiến hệ hô hấp bị tổn thương là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về họng, amidan.

Ngoài ra, các vấn đề về vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống, sinh hoạt, sức đề kháng cơ thể cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tính trạng bệnh và là nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ ở nhiều trường hợp.

Biến chứng nguy hiểm của viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ là một tình trạng viêm nhiễm mãn tính quá phát của bệnh viêm amidan, do đó, bệnh nếu không được trị sớm sẽ rất nguy hiểm. Viêm amidan hốc mủ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

Biến chứng tại chỗ

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm: Bội nhiễm tại vùng amidan, sau đó lan rộng các ổ viêm sang các khu vực xung quanh.
  • Áp-xe amidan: Viêm amidan hốc mủ kéo dài có thể gây áp xe amidan, bệnh nhân bị đau rát họng, khó nuốt, khó nói, ăn uống và hoạt động miệng khó khăn.

Biến chứng cận kề

  • Gây các bệnh tai mũi họng: Khu vực viêm nhiễm amidan có thể lây lan rộng sang các cơ quan hác như họng, miệng, tai, mũi gây ra các bệnh lý về răng miệng, viêm tai giữa, viêm xoang,… rất khó điều trị sau này.

Biến chứng toàn thân

  • Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm amidan hốc mủ là có thể gây hội chứng ngừng thở khi ngủ đặc biệt khi viêm nhiễm nặng, amidan quá lớn chèn ép lên đường thở khiến phổi bị áp lực.
  • Viêm amidan hốc mủ cũng có thể gây một số tình trạng suy phổi, suy tim, viêm khớp, viêm cầu thận, phù chi, phù mặt,… nếu không được điều trị tốt.

Các phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ

Điều trị viêm amidan hốc mủ là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng, tiến triển của bệnh cũng như những ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt. Do viêm amidan hốc mủ đã là tình trạng viêm nhiễm mãn tính quá phát nên các phương pháp điều trị ở giai đoạn này cần tuân theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Khám và điều trị viêm amidan hốc mủ sớm để có hiệu quả chữa tốt nhất

Khám và điều trị viêm amidan hốc mủ sớm để có hiệu quả chữa tốt nhất

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị, cần đến cơ sở chuyên khoa để khám và chữa theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Viêm amidan hốc mủ có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nếu được chữa đúng phương pháp, kịp thời. Nhưng ngược lại, nếu không không được xử lý tốt sẽ khó có thể điều trị khỏi, bệnh mãn tính kéo dài, thường xuyên tái phát.

Phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả nhất hiện nay là chữa bằng tây y và đông y. Mỗi cách chữa có nguyên tắc tác động và mang lại hiệu quả khác nhau, phù hợp với các tình trạng bệnh lý, cơ địa của người bệnh.

Chữa bằng tây y sử dụng thuốc điều trị và can thiệp bằng ngoại khoa. Trong đó, phương pháp ngoại khoa gồm cắt amidan, đốt amidan,… được đánh giá là cách chữa mang lại hiệu quả tốt, triệt để nhất có thể điều trị bệnh tận gốc, không tái phát. Tuy nhiên, phương pháp tây y vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, tác dụng phụ không mong muốn trong điều trị.

Ngoài ra cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng đông y cũng được nhiều người lựa chọn. Sử dụng các bài thuốc đông y với nguyên liệu thảo dược thiên nhiên, tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh, điều trị viêm amidan hốc mủ và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát. Điểm hạn chế của thuốc đông y là hiệu quả điều trị tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Dù chữa viêm amidan hốc mủ bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần lưu ý nên điều trị, ngăn ngừa bệnh sớm không để kéo dài dẫn đến quá phát sẽ rất khó chữa.

Các phương pháp phòng tránh viêm amidan hốc mủ

Một số phương pháp phòng tránh bệnh viêm amidan hốc mủ người bệnh cần lưu ý như:

  • Không để cơ thể bị lạnh đột ngột, nhiễm lạnh, nhất là trẻ em và người có sức đề kháng yếu. Đặc biệt, ở thời điểm giao mùa sẽ càng phải chú ý nhiều hơn.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để làm sạch họng.
  • Khi mắc các bệnh lý về viêm họng cần điều trị sớm, dứt điểm không để bệnh kéo dài, ảnh hưởng không tốt.

Đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp

Đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp

  • Bảo vệ đường hô hấp: Thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, dùng đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường có chứa nhiều khói bụi, chất độc hại.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho cổ họng như: thực phẩm quá cay, quá nóng, quá lạnh, rượu, bia, thuốc lá,…
  • Bổ sung thường xuyên các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, muối khoáng,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Viêm amidan hốc mủ là một thể bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cần được điều trị sớm, đúng cách. Người bệnh tuyệt đối không chủ quan trước các triệu chứng bệnh, điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo