>> Trẻ bị sổ mũi phải làm sao để bệnh nhanh khỏi, an toàn với sức khỏe?
>> Sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi lâu ngày và cách điều trị đúng
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi nghẹt mũi
Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi ngày càng tăng cao đáng báo động. Khi trẻ gặp biểu hiện này cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mới tìm được phương pháp điều trị phù hợp.
Một số nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi thường gặp là:
- Dị ứng: Một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã có cơ địa dị ứng, dễ mẫn cảm với môi trường, thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí,…
Trẻ sơ sịnh bị sổ mũi, nghẹt mũi có thể là do bệnh về đường hô hấp gây ra
- Bệnh về đường hô hấp: Các bệnh như viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm, cảm lạnh rất dễ xảy ra ở trẻ khiến trẻ bị sổ mũi nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng khác như sốt nhẹ, đau họng, chán ăn,…
- Sức đề kháng kém: Với những bé có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu thì việc các virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh là rất dễ dàng.
- Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch: Những bé bị sổ mũi nghẹt mũi gặp tình trạng này thì cần phải đứa tới gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Vậy trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi mẹ phải làm thế nào?
Điều trị cho trẻ sơ sinh khi bị sổ mũi, nghẹt mũi đòi hỏi phải thận trọng, bởi nếu có bất cứ một sai sót nào cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng bé. Sau đây là một số cách làm đơn giản, cực kỳ an toàn mẹ nên áp dụng khi bé mắc bệnh.
Nhỏ nước muối sinh lý
Trẻ bị sổ mũi nghẹt mũi nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi
Nhỏ nước muối khi bé bị sổ mũi nghẹt mũi là cách được đông đảo bà mẹ áp dụng hiện nay. Nước muối có thể làm loãng dịch nhầy, khi đó mẹ chỉ cần dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho bé là sẽ hết sổ mũi, nghẹt mũi ngay.
Đắp hành hoa lên mũi bé
Lấy 1 đoạn lá hành ngắn 1cm, rửa sạch, vò nát. Sau đó dán mặt có nhớt của hành lá lên 2 bên mũi bé cho tới khi nào khô thì thay cái khác.
Dùng máy làm ẩm trong phòng
Nếu đặt máy làm ẩm trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn, giúp bé bớt nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi mẹ nên vỗ nhẹ lưng cho bé
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi nên vỗ nhẽ sau lưng
Hành động vỗ nhẹ nhàng trên lưng trẻ sẽ khiến dịch nhầy ở ngực giảm bớt, đồng thời nên đặt bé nằm và massage trên mũi.
Massage mũi cho bé yêu
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi bé nhiều lần sẽ giúp bé dễ thở hơn.
Chườm nước ấm lên tai
Chườm nước ấm lên tai bé là cách làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi an toàn, hiệu quả
Chườm nước ấm lên tai cũng là một gợi ý không tồi cho câu hỏi “trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi” thì mẹ cần phải làm thế nào. Nên dùng khăn mềm đắp ở 2 tai bé trong khoảng 15 – 20 phút.
Dùng tinh dầu tràm
Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các tinh dầu dành riêng cho bé để bôi vào lòng bàn chân, bàn tay, cổ, ngực,… để giữ ấm cho cơ thể bé. Cách làm nay tuy rất đơn giản nhưng lại có thể làm giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi khá hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn là dấu hiệu của một số căn bệnh khác có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cho nên, khi bé xuất hiện các triệu chứng này phụ huynh không được chủ quan mà nên đưa con đi thăm khám bác sĩ sớm.
- TẤT TẦN TẬT thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng và cách điều trị hiệu quả nhờ thảo dược quen thuộc
- Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi và cách điều trị an toàn nhất mẹ nên biết
- Cách trị sổ mũi cho bà bầu đơn giản mang lại hiệu quả bất ngờ
- Trẻ bị ho sổ mũi: Cách chăm sóc và điều trị kịp thời mẹ nên biết
- Cách trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả, an toàn mẹ nên bỏ túi ngay
- Mách nhỏ mẹ 14 mẹo trị sổ mũi cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
- Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì cho an toàn, nhanh khỏi bệnh?
- Khám họng ở đâu tốt Hà Nội? Không nên bỏ lỡ những địa chỉ sau
- Top địa chỉ khám tai mũi họng cho bé ở Hà Nội uy tín, chất lượng
- Khám tai mũi họng ở Bệnh viện Bạch Mai cần lưu ý những gì?
-
1.23:24, 04/09/2018
-
2.10:05, 29/08/2018
-
3.
-
4.14:42, 04/09/2017
Bình luận (0)