Khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao để bệnh nhanh khỏi, an toàn với sức khỏe?

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng cho sức khoẻ con mình và muốn tìm cách chữa trị cho con nhanh khỏi bệnh. Bởi vì, khoảng 10% trẻ sơ sinh nghẹt mũi, sổ mũi là do biến chứng cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc làm bệnh trở nên nặng hơn thành bệnh viêm phế quản, viêm xoang,…

>> Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do đâu? Mẹ cần xử lý như thế nào?

>> Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi lâu ngày và cách điều trị

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

Để trị dứt điểm triệu chứng sổ mũi ở bé thì các bậc phụ huynh phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó mới có cách chữa trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Các nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ em thường là:

Do viêm mũi

Viêm mũi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi,… Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị tốt. Do đó, cha mẹ cần lưu ý khi thấy bé có dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi khó chịu mà không kèm theo sốt, nên cho trẻ đi khám và điều trị sớm.

 Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách chữa trị như thế nào?

Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách chữa trị như thế nào?

Thay đổi thời tiết

Giao mùa là thời điểm bé dễ dị sổ mũi do cảm cúm, viêm mũi nhất. Bởi khi hô hấp, các luồng không khí lạnh đi qua lỗ mũi rất dễ gây kích ứng đến các mạch máu ở trong lỗ mũi và giãn nở để “sưởi ấm” luồng không khí lạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến mũi phải sản xuất nhiều dịch hơn và gây ra tình trạng sổ mũi ở bé.

Sổ mũi do dị ứng

Có rất nhiều gia đình nuôi chó, mèo trong nhà hoặc trồng các loại hoa có phấn dễ gây kích ứng,… Đặc biệt, với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì đây là những dị nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp và gây ra tình trạng sổ mũi, viêm mũi dị ứng rất khó chịu ở bé.

Bé khóc nhiều

Trẻ quấy khóc nhiều cũng là nguyên nhân gây sổ mũi. Do khi trẻ khóc nước mắt từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi và kết hợp với chất dịch ở đây sẽ dẫn tới sổ mũi.

Ngoài ra, một số sai lầm khi chăm sóc bé của bố mẹ khiến tình trạng sổ mũi nặng hơn như:

  • Nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé
  • Rửa mũi quá nhiều
  • Dùng miệng hút mũi cho trẻ
  • Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Với mỗi nguyên nhân gây sổ mũi sẽ có những cách điều trị khác nhau. Trẻ bị sổ mũi phải làm sao? khi gặp tình trạng này các mẹ không cần quá lo lắng, hãy bình tĩnh xử lý cho con yêu và đưa bé đến cơ sở y tế để khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao để nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao? Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa được sự phát triển, ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe của bé là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Điều trị và ngăn ngừa sổ mũi ở trẻ sớm là cách tốt nhất để hạn chế những ảnh hưởng của tình trạng này. Cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm để cho hiệu quả tốt nhất.

Cùng với đó,cha mẹ có thể thực hiện một số cách giảm nhanh triệu chứng sổ mũi khó chịu ở trẻ như sau:

  • Chườm nước ấm lên tai

Dùng nước ấm chườm lên tai bé trước khi ngủ trong khoảng 10 – 15 phút, sẽ giúp bé không còn sổ mũi, nghẹt mũi nữa.

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao để chữa nhanh khỏi

Làm thế nào hết sổ mũi cho trẻ hiệu quả mà an toàn?

Cách làm này sẽ cho hiệu quả giảm sổ mũi rất tốt, bởi 2 bên tai có dây thần kinh giúp điều tiết máu ở cùng mũi, nhiệt độ cao làm huyết quản dãn ra và thông lỗ mũi. Thực hiện thường xuyên khoảng 3 lần mỗi ngày đều đặn 2 – 3 ngày các triệu chứng khó chịu ở mũi của bé sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

  • Xoa dầu kết hợp massage lòng bàn chân

Khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao? Một trong những cách chữa rất nhanh, hiệu quả và an toàn là xoa dầu ở lòng bàn chân và massage nhẹ nhàng cho bé.

Mẹ nên sử dụng dầu tràm sẽ tốt cho bé nhất. Chỉ cần 1 giọt dầu tràm cho lòng lòng bàn tay sau đó xoa vào chân bé, massage thật nhẹ nhàng khoảng 1 phút rồi đeo tất vào để giữ ấm. Thực hiện đều đặn vào buổi sáng và tối để sổ mũi nhanh chóng được đẩy lùi.

  • Cho bé ăn cháo hành + tía tô

Đây là mẹo chữa hết sổ mũi khá quen thuộc với người lớn. Bài thuốc này cũng rất tốt đối với trẻ em, các mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, khi chế biến mẹ cần thái nhuyễn rau tía tô và hành để bé dễ nuốt. Với trẻ nhỏ mẹ có thể xay rau lấy nước nấu hoặc nấu cháo xong rồi xay cho nhuyễn để bé dễ ăn và dễ hấp thụ.

  • Sử dụng tinh dầu tỏi

Tỏi được biết tới với rất nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe như: giải cảm, sát khuẩn, trị ho và trị sổ mũi, chảy nước mũi,… rất hiệu quả. Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ có thể dùng tép tỏi nướng lên, giã nhuyễn rồi cho vào nước sôi cho bé uống. Hoặc có thể thêm tỏi vào các món ăn dành cho bé, để bé ăn hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm sổ mũi khó chịu hiệu quả.

Trẻ bị sổ mũi phải làm thế nào?- Chữa bằng tỏi tươi

Trẻ bị sổ mũi phải làm thế nào?- Chữa bằng tỏi tươi

Ngoài các mẹo hết sổ mũi kể trên, các mẹ bỉm sữa cũng có thể áp dụng các cách làm sau để xử lý sổ mũi, ngạt mũi kịp thời cho bé yêu như:

  • Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm thế nào cho nhanh khỏi bệnh là vấn đề rất khó, vì độ tuổi này không nên sử dụng thuốc kháng sinh, có thể gây ảnh hưởng không tôt đến sức khỏe. Cách điều trị tốt nhất là mẹ dùng các phương pháp dân gian, cho bé bú và uống nước nhiều hơn để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
  • Đối với những trẻ lớn, khi bị sổ mũi bố mẹ nên hướng dẫn con hỉ mũi hay rửa mũi bằng nước muối sinh lý, dùng máy hút mũi,… để thông mũi và làm sạch các vi khuẩn gây bệnh trong mũi.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé, nhưng tránh để bé nóng quá, ra nhiều mồ hôi sẽ dễ bị cảm, viêm phổi,…

Với những chia sẻ khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao ở trên sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa chăm sóc con tốt hơn. Nếu tình trạng sổ mũi của bé không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn thì bạn nên đưa bé đi tới các bệnh viện để thăm khám, tránh tự ý mua thuốc về điều trị làm ảnh hưởng tới sức khoẻ bé.

XEM THÊM

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật mổ xoang, hiện nay người bệnh viêm xoang đang có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng phương pháp xử lý bằng thảo dược thiên nhiên. Những cây cối tưởng chừng chỉ là cây cỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt với người bị viêm xoang.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo