Sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi lâu ngày và cách điều trị đúng
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi khiến các mẹ hoang mang, lo lắng. Một số mẹ sử dụng thuốc và cách điều trị không đúng khiến tình trạng bệnh của bé nguy hiểm hơn. Trong bài viết này, benhtaimuihong.net sẽ chỉ ra cho các mẹ thấy các sai lầm mà mẹ thường làm khi bé bị sổ mũi đã ảnh hưởng như thế nào đến con yêu và cách điều trị đúng, an toàn.
>> Mách mẹ bỉm sữa mẹo hay điều trị cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi hiệu quả
>> Trẻ bị sổ mũi phải làm sao để bệnh nhanh khỏi mà không cần dùng thuốc?
Sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi lâu ngày
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày nguyên nhân phần lớn là do cha mẹ không điều trị đúng cách, chăm sóc và vệ sinh cho trẻ không tốt, khiến bệnh kéo dài. Có một số thói quen của cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi hoàn toàn không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mà hầu hết các mẹ đều không biết.
Một số sai lầm thường gặp mà các mẹ cần bỏ ngay khi điều trị bệnh cho con là:
Dùng miệng hút mũi cho trẻ
Khi thấy trẻ bị sổ mũi lâu ngày hay ngạt mũi, khó thở nhiều bố mẹ thường dùng miệng để hút mũi cho trẻ. Với mong muốn giúp con mình đẩy đờm ra khỏi mũi, để mũi thông thoáng, sạch sẽ, bé dễ thở hơn. Nhưng trên thực tế, cách làm này không giúp được bé hết sổ mũi. Ngược lại, sẽ đưa các vi khuẩn từ miệng bố mẹ sang mũi con, khiến bệnh lâu khỏi hơn hoặc mắc các tình trạng bệnh khác.
Vì vậy, nếu trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi, cha mẹ tuyệt đối không dùng miệng hút mũi cho bé.
Bơm mước rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh
Hiện nay trên facebook các mẹ bỉm sữa chia sẻ rất nhiều các video rửa mũi cho con bằng cách bơm nước rửa mũi vào xi lanh rồi rửa mũi cho trẻ. Những thông tin này nhanh chóng được lan truyền rộng rãi, các mẹ thi nhau học tập và áp dụng cho con mình lúc trẻ sổ mũi kéo dài.
Dùng xi lanh bơm nước muối rửa mũi cho trẻ không đúng cách có thể nguy hiểm tới sức khoẻ
Thực chất cách làm này rất nguy hiểm đối với trẻ. Bởi vì, áp lực của xi lanh rất cao nên khi bơm nước vào mũi sẽ vô tình làm tổn thương niêm mạc mỏng manh của trẻ nhỏ. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài thì tuyệt đối không được sử dụng cách làm này.
Hơn nữa, đầu của xi lanh rất nhọn và được làm bằng nhựa cứng, sắc nên khi cho vào mũi trẻ rất dễ làm xước niêm mạc mũi gây chảy máu. Nguy hiểm hơn là nước có thể chảy nước xuống hệ hô hấp gây sặc nước.
Nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ nhỏ
Mẹo chữa sổ mũi cho trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi bằng tỏi có rất nhiều cách làm như: ngâm tỏi cùng mật ong, cho tỏi vào cháo bé dễ ăn hơn, uống nước tỏi,… là những cách làm rất hữu hiệu, an toàn.
Bởi vì trong tỏi có chứa thành phần allicin có thể diệt vi khuẩn, vi trùng, nấm rất hiệu quả giúp trẻ đánh bay triệu chứng sổ mũi.
Tuy nhiên, nhiều người nước ép tỏi pha vào nước muối sinh lý rồi nhỏ trực tiếp vào mũi của trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và tình trạng của bé. Đặc biệt là nước tỏi nguyên chất có thể làm bỏng niêm mạc mũi, gây phù nề, nóng ra ở mũi trẻ.
Do đó, khi trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi, bố mẹ lưu ý tránh nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé yêu nhé. Thay vào đó, có thể là cho bé ăn cháo cùng ít tỏi xay nguyễn, uống nước tỏi ngâm mật ong,…
Xông mũi cho trẻ tại nhà
Xông mũi bằng máy xông hay nấu nước lá xông là những cách trị sổ mũi được sử dụng rất rộng rãi cho mọi đối tượng như người lớn, trẻ em. Mặc dù, cách làm này cũng mang lại hiệu quả khá cao, nhưng cũng có những mặt hạn chế nhất định.
Trẻ sổ mũi lâu ngày có nên dùng máy xông không?
Đối với trẻ em, việc xông mũi là rất nguy hiểm. Bởi vì niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng, nếu xông nhiều sẽ gây xơ cứng cuống mũi, làm tổn thương tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi. Hậu quả có thể là gây nhiễm trùng, mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn,…
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày điều trị như thế nào là đúng cách?
Trường hợp trẻ bị ho sổ mũi kéo dài ngày không khỏi thì điều trước tiên là bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ. Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, thì việc tìm hướng điều trị phù hợp sẽ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, để có thể chữa dứt điểm bệnh nhanh nhất, an toàn nhất thì bố mẹ nên đưa trẻ tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán bệnh cho bé. Sau khi có kết quả kiểm tra chính xác tình trạng, nguyên nhân bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Thông thường, những nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ thường là cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng, viêm mũi như đã nói ở trên, bạn cũng có thể dựa vào các dấu hiệu đó để tìm cách chữa cho bé.
Để tình trạng tránh tình trạng sổ mũi ở trẻ nặng thêm, các mẹ có thể làm các cách sau:
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày, có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ bằng cách nhỏ vào mũi ngày khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 2 – 3 giọt. Như vậy sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng gây hại và làm sạch mũi, triệu chứng sổ mũi sẽ thuyên giảm dần.
Dùng dụng cụ hút mũi
Đây là phương pháp khá phổ biến, các mẹ có thể tham khảo và làm khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài. Nhưng trong quá trình làm cần lưu ý thao tác phải nhẹ nhàng để không gây tổn thương tới các mao mạch mỏng trong mũi bé.
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có thể dùng dụng cụ hút mũi để điều trị
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin vào bữa ăn của mẹ và bé
Việc ăn nhiều rau xanh hay uống các loại nước ép trái cây giàu vitamin C là rất cần thiết và tốt cho sức khoẻ mẹ và bé. Nhất là những lúc trẻ bị sổ mũi kéo dài ngày, việc cung cấp các vitamin C sẽ giúp sức đề kháng cơ thể được nâng cao, đẩy lùi các loại vi khuẩn gây hại.
Các loại hoa quả như: Cam, chanh, quýt, dâu tây, dứa,… rất giàu vitamin C, có thể kháng khuẩn, chống viêm. Nên khi bị sổ mũi, bố mẹ nên cho con uống nước ép trái cây hằng ngày.
Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi lâu ngày, dù bạn áp dụng nhiều cách làm mà vẫn không khỏi bệnh hoặc sổ mũi kèm các triệu chứng khác như sốt cao, ho liên tục,… thì mẹ nên đưa con đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!