Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do đâu? Mẹ cần xử lý như thế nào?

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp hoặc tác động của các dị nguyên gây dị ứng từ bên ngoài. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị tốt sẽ dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này sẽ chỉ rõ về nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ cũng như các mẹo trị bệnh an toàn mẹ nên biết.

>> Trẻ bị sổ mũi lâu ngày, mẹ tuyệt đối chớ mắc những sai lầm phổ biến này

>> Khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao để bệnh nhanh khỏi mà không cần dùng thuốc

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do đâu?

Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. Là dấu hiệu có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ bị hắt hơi sổ mũi không khó chữa, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách, kịp thời có thể phát triển và gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Để điều trị tốt tình trạng gắt hơi sổ mũi cần biết rõ nguồn gốc gây bệnh, với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm mũi dị ứng, có thể kể đến như:

  • Thời tiết lạnh, khô

Nhiệt độ thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh rất dễ khiến bé bị hắt hơi sổ mũi. Vì hệ miễn dịch của bé đang còn rất kém nên rất khó để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

  • Cảm cúm

Cảm cúm là nhiều nhân phổ biến nhất gây tình trạng trẻ bị hắt hơi sổ mũi. Ngoài triệu chứng hắt hơi sổ mũi bệnh sẽ có một số biểu hiện kèm theo như: sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mắt, amidan tấy đỏ,… Cha mẹ cần chú ý để có cách điều trị phù hợp.

Trẻ hắt hơi sổ mũi có thể do cảm cúm gây ra

Trẻ hắt hơi sổ mũi có thể do cảm cúm gây ra

  • Viêm mũi dị ứng

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh viêm mũi dị ứng. Thường những trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng sẽ có các biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi liên tục, hơi ngứa mắt, đỏ mắt.

Ngoài ra, một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, khi tiết xúc với một số dị nguyên như: trứng, sữa, hải sản, môi trường sống ô nhiễm, hoá chất, mỹ phẩm, di truyển,… cơ thể cũng sẽ sinh ra phản ứng chống lại và dẫn đến hắt hơi sổ mũi.

Hầu hết, khi các bé bị sổ mũi hắt hơi các mẹ sẽ tự ý mua thuốc kháng sinh về cho con uống để giảm ngay các triệu chứng khó chịu. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc điều trị hắt hơi, sổ mũi cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc làm này là hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Thêm nữa, việc sử dụng thuốc tây lâu ngày sẽ không tốt cho sức khoẻ, sự phát triển sau này của trẻ. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, các mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế để khám, tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh và điều trị theo chỉ định, kê đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Một số mẹo nên dùng khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi

Khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi các mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị sớm, đúng cách ngăn ngừa bệnh phát triển và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng với đó, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ sau:

Nước muối sinh lý + dụng cụ hút mũi

Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi là cách điều trị đơn giản và cho hiệu quả rất tốt, các mẹ nên thực hiện khi phát hiện con yêu bị bệnh.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi dùng nước muối sinh lý rửa mũi rất an toàn

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi dùng nước muối sinh lý rửa mũi rất an toàn

Cách sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi để trị hắt hơi sổ mũi ở trẻ nhỏ rất đơn giản, mẹ thực hiện như sau:

  • Cho bé nằm ngửa đầu ra sau một chút, nhẹ nhàng nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ. Nên dùng nước muối sinh lý được mua tại cơ sở y tế, hiệu thuốc, không dùng nước muối tự pha để nhỏ cho bé.
  • Đợi sau 1 tới 2 phút cho nước muối ngấm sâu vào mũi trẻ rồi dùng dụng cụ hút mũi để lấy các chất nhầy, đờm đặc trong mũi trẻ ra.
  • Lặp lại thao tác này 3 – 4 lần mỗi ngày, hay mỗi lần bị sổ mũi nhiều, mũi màu vàng đặc.

Lưu ý: Không làm quá nhiều lần trên ngày và mỗi lần làm nên nhẹ nhàng hết mức có thể tránh gây tổn thương mũi bé.

Cho trẻ uống nước gừng

Khi bé bị hắt hơi sổ mũi, do còn nhỏ chưa tự ý thức được nên có rất nhiều bé đã hút ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm, nuốt một phấn nước mũi sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, nước mũi chảy xuống họng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn.

Cho trẻ uống nước gừng giúp làm ấm cơ thể, thông mũi hiệu quả

Cho trẻ uống nước gừng giúp làm ấm cơ thể, thông mũi hiệu quả

Để giảm việc hắt hơi sổ mũi ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể pha một chút bột gừng với nước sôi cho bé uống. Nước gừng sẽ giúp làm ấm bụng, thông mũi, loãng dịch nhầy, kháng viêm,… Sau đó có thể giúp bé hút mũi để mũi trẻ sạch hơn, triệu chứng hắt hơi sổ mũi sẽ dần được cải thiện.

Chăm sóc trẻ bị hắt hơi sổ mũi

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi, để bệnh nhanh khỏi cha mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Kê cao gối cho bé lúc ngủ
  • Cho bé tắm nước ấm cùng vài giọt tinh dầu tràm
  • Cho trẻ bú nhiều, uống nhiều nước ấm
  • Dạy trẻ cách xì mũi, không nuốt hoặc liếm nước mũi

Bênh cạnh đó, lưu ý không phạm phải những sai lầm sau tránh làm tình trạng bệnh của bé nặng hơn như:

  • Rửa mũi quá nhiều lần trong ngày, trong thời gian quá dài
  • Tuyệt đối không nhỏ nước tỏi vào mũi khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi
  • Hút mũi cho trẻ bằng miệng
  • Rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh
  • Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn tới biến chứng viêm xoang, hen suyễn, viêm tai giữa,… Do đó, bố mẹ không được chủ quan, để tình trạng bé hắt hơi sổ mũi kéo dài, hãy xử lý ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh bất thường và đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị sớm.

XEM THÊM

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật mổ xoang, hiện nay người bệnh viêm xoang đang có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng phương pháp xử lý bằng thảo dược thiên nhiên. Những cây cối tưởng chừng chỉ là cây cỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt với người bị viêm xoang.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo