4 cách điều trị viêm mũi phổ biến, cho hiệu quả nhanh chóng

Điều trị viêm mũi bằng phương pháp nào an toàn, hiệu quả mà lại nhanh chóng? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn 4 cách trị viêm mũi cùng ưu nhược điểm của nó để bạn cân nhắc lựa chọn điều trị. Cùng benhtaimuihong.net tìm hiểu ngay sau đây.

>> Dấu hiệu viêm mũi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

>> Bệnh viêm mũi ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị bệnh tại nhà

Điều trị viêm mũi bằng Tây y

Trong phương pháp Tây y, có 2 cách điều trị bệnh viêm mũi là điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Người ta thường hướng đến điều trị tại chỗ trước, nếu không có hiệu quả mới kết hợp các loại thuốc để điều trị toàn thân. Đôi khi là kết hợp cả 2 để cho hiệu quả nhanh, đẩy lùi mọi triệu chứng tức thời.

Chẩn đoán viêm mũi theo Tây y

Chẩn đoán viêm mũi theo Tây y

Vệ sinh mũi:

Việc vệ sinh mũi là một việc làm cần thiết mỗi ngày để loại bỏ bớt dịch, mủ, giúp các loại thuốc có tác dụng tốt hơn.

Người bệnh có thể vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch muối bạc arygon, ngày 3 – 4 lần.

Điều trị tại chỗ:

Các loại thuốc điều trị tại chỗ bao gồm:

  • Thuốc co mạch nhỏ mũi
  • Thuốc glulcocorticoid dạng xịt có tác dụng tại chỗ
  • Người bệnh nên hạn chế dùng các loại thuốc xịt mũi tại chỗ có chứa Corticoid, Xylomethazolin bởi nó sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Nếu phải sử dụng thì không nên dùng thuốc quá 5 ngày.

Điều trị toàn thân:

Các loại thuốc Tây y điều trị toàn thân:

  • Nhóm thuốc kháng histamin: Khi sử dụng nhóm thuốc này, bệnh nhân viêm mũi dị ứng sẽ khả năng thoát khỏi những triệu chứng như chảy nước mũi, ngứa mũi, tắc mũi, khó thở.
  • Nhóm thuốc co mạch: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm sưng, giảm viêm ở vùng niêm mạc mũi, từ đó giúp ức chế tình trạng nhiễm trùng và khắc phục loại bỏ các biểu hiện khó chịu của bệnh.
  • Thuốc corticosteroid: Lạm dụng thuốc corticosteroid sẽ dễ dẫn đến những ảnh hưởng đối với thận, xương….

Thuốc xịt viêm mũi

Không nên dùng các loại thuốc xịt viêm mũi có chứa corticoid

Đối với phương pháp Tây y, ai cũng phải công nhận về mức độ hiệu quả nhanh của nó. Đồng thời, có vô vàn loại thuốc Tây y với nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là gây nhiều tác dụng phụ. Đồng thời, sau khi sử dụng thuốc Tây y trong thời gian dài, bạn sẽ có hiện tượng nhờn thuốc và bệnh thì cứ tái phát như một vòng luẩn quẩn.

Trị viêm mũi theo Đông y

Trong phương pháp Đông y, thầy thuốc sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp. Phương pháp này cho hiệu quả lâu hơn, tuy nhiên, nó khắc chế được các tác nhân gây bệnh từ bên trong, điều trị đúng và trúng từng triệu chứng một.

Dùng Đông y điều trị viêm mũi họng theo từng thể bệnh như sau:

1. Thể phong hàn phạm phế 

Bài thuốc: Quế chi và gừng tươi 4 – 6g, thông bạch (hành trắng) 6 – 8g, bạch chỉ, kinh giới và mã đề mỗi loại 8 – 10g, bèo cái 10 – 12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 12g, đại táo 3 quả.

Đun cùng 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

2. Thể phong nhiệt phạm phế

Bài thuốc: Kim ngân hoa 12 – 16g, ké đầu ngựa và bồ công anh (hoặc sài đất) mỗi loại 12g, rau diếp cá 10 – 12g, lá dâu tằm, cúc tần, mã đề, cam thảo nam và kinh giới mỗi loại 8 – 10g,  bạc hà 6 – 8g.

Đun cùng 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống thuốc nguội.

Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là một vị thuốc Đông y trị viêm mũi hiệu quả

3. Thể phế, tỳ khí hư

Bài thuốc: Đẳng sâm, rễ đinh lăng, đậu ván (sao), ý dĩ (sao), ké đầu ngựa mỗi loại 12g, kinh giới 10 – 12g, bạch chỉ, bạc hà và mã đề mỗi loại 8 – 10g, ngũ vị tử 6g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Hoặc dùng bài thuốc: Đậu ván, đinh lăng, ké đầu ngựa, bèo cái mỗi loại 12g, vỏ trái sầu riêng 10g, kinh giới, kim ngân hoa, lá lốt, cam thảo mỗi loại 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Các bài thuốc dân gian trị viêm mũi

Có rất nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi. Chúng tôi xin đưa ra một số cách như sau:

Trị viêm mũi bằng cỏ ngũ sắc

Chuẩn bị:

  • 1 – 2 cành hoa ngũ sắc
  • 2 – 3 lá bạc hà
  • 3 – 4 là khế tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi để cho ráo nước
  • Giã nát tất cả, dùng gạc gói lại thành từng miếng nhỏ rồi lần lượt nhét vào từng bên mũi
  • Mỗi bên giữ khoảng 15 – 20 phút rồi đổi bên
  • Thực hiện 3 – 4 lần ngày, liên tục đến khi khỏi bệnh

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Bạn có thể ăn 1 – 2 tép tỏi tươi mỗi ngày để trị dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng hoặc thực hiện kết hợp tỏi với mật ong bằng cách:

  • Lấy tỏi ép lấy nước cốt
  • Trộn cùng mật ong theo tỉ lệ 1:1
  • Trộn đều rồi bảo quản trong lọ
  • Hàng ngày dùng để nhỏ mũi

Thực hiện từ 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Tỏi - Vị thuốc dân gian trị viêm mũi

Tỏi – Vị thuốc dân gian trị viêm mũi

Dùng mật ong trị viêm mũi họng

Ngoài cách dùng mật ong cùng tỏi, bạn có thể ăn sáp mật ong để đẩy lùi bệnh. Bạn cho miếng mật ong vào miệng, nhai tầm 2 – 3 phút để nuốt nước mật ong và nhổ bã đi.

Mỗi ngày ăn 2 – 3 lần, liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

Đối với cách chữa trị bằng dân gian, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn và lành tính của chúng. Tuy nhiên, các cách chữa bệnh theo dân gian sẽ có hiệu quả nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Đôi khi, nếu như nó không có tác dụng, bạn cần chuyển sang phương pháp khác để bệnh không tiến triển quá xa.

Các món ăn hỗ trợ điều trị viêm mũi họng

Với phương pháp này, bạn có thể kết hợp các vị thuốc vào trong các món ăn để cải thiện bệnh. Một số món ăn có thể giúp ích cho bệnh của bạn như sau:

  • Cháo thịt bò và tỏi: Bạn nên ăn trong trường hợp bị chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, tình trạng này tăng lên khi thời tiết thay đổi lạnh hơn, hay nóng hơn
  • Canh đầu cá chép thuốc bắc: Trường hợp hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, kèm đau đầu, đau cổ gáy, thì áp dụng món này.
  • Ếch hầm thuốc bắc: Trường hợp biểu hiện mũi khô, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều…, thì nên dùng món ăn này.
  • Chim bồ câu hầm: Trong trường hợp bị tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi, thì dùng món chim bồ câu hầm thuốc bắc.

Bổ sung những món ăn bổ dưỡng này ngay khi bạn mắc bệnh để cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch và đẩy lùi bệnh từ bên trong nhé.

Chim bồ câu hầm - Món ăn bổ dưỡng cho người bị viêm mũi

Chim bồ câu hầm – Món ăn bổ dưỡng cho người bị viêm mũi

Những lưu ý khi điều trị bệnh viêm mũi

Người bệnh nên nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Bổ sung thêm một vài món ăn bổ dưỡng có tác dụng điều trị bệnh
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như: canh, cháo, súp…
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là khi bị sốt, nên uống cả nước điện giải.

Lưu ý giữ ấm cơ thể, hạn chế tắm. Khi tắm chỉ nên tắm bằng nước ấm thật nhanh sau đó lau khô người rồi mặc quần áo sạch.

Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng miễn dịch, sức đề kháng.

Tránh thức khuya, sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

Nên súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày.

Ngoài ra không tự ý nhỏ mũi và sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid cho trẻ em mà không có chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là 4 cách điều trị viêm mũi và những ưu, nhược điểm của chúng. Tùy thuộc vào thể trạng bệnh mà bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Xem thêm Video: Điều trị viêm mũi bằng thảo dược thiên nhiên

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo